MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN MẤT GẤP KHUỶU ĐƯỢC PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN THEO PHƯƠNG PHÁP STEINDLER

Duy Hưng Trần 1,, Tiến Bình Nguyễn 2, Nhất Định Vũ 3
1 Cục Quân Y
2 Học viện Quân Y
3 Bệnh viện 103, HVQY

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mất gấp khuỷu được phẫu thuật chuyển gân theo phương pháp Steindler. Đối tượng và phương pháp: Gồm 90 BN điều trị phục hồi gấp khuỷu bằng phẫu thuật chuyển gân theo phương pháp Steindler tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình Quân đội, Bệnh viện TƯQĐ 108, tất cả các bệnh nhân có đầy đủ hồ sơ nghiên cứu. Đánh giá đặc điểm chung của bệnh nhân về tuổi, giới, nguyên nhân và cơ chế tổn thương, đặc điểm tổn thương thần kinh vận động, sức cơ gấp khuỷu trước phẫu thuật. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 31,3 ± 11,4 tuổi, tổn thương mất gấp khuỷu chủ yếu xẩy ra ở nam giới. Nguyên nhân gây mất gấp khớp khuỷu hay gặp nhất là do tổn thương TK vận động làm mất chức năng cơ nhị đầu và cánh tay trước do tai nạn giao thông (84,4%), cơ chế chính của tổn thương là do chấn thương gây căng dãn (94,4%). Tổn thương chủ yếu xảy ra bên trái (55,6%), tổn thương thần kinh được phát hiện bằng phương pháp khám lâm sàng đơn thuần là chính (90%), tổn thương chính là tổn thương loại II (70,0%). Trước khi được phẫu thuật sức cơ gấp khuỷu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là sức cơ M0 (87,7%). Kết luận: Tổn thương gấp khuỷu xảy ra chủ yếu ở nam giới, ở độ tuổi lao động, nguyên nhân chính gây mất gấp khuỷu là tai nạn giao thông do cơ chế chấn thương gây căng dãn. Phát hiện tổn thương mất gấp khuỷu chủ yếu bằng khám lâm sàng, trước khi được phẫu thuật phần lớn các bệnh nhân đều liệt hoàn toàn gấp khuỷu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arvin R. Wali, David R. Santiago-Dieppa, Justin M. Brown and Ross Mandeville (2017) “Nerve transfer versus muscle transfer to restore elbow flexion after pan-brachial plexus injury: a cost-effectiveness analysis”, Neurosurg Focus, Volume 43, pp. 1-2.
2. T. J. Quick, A. K. Singh, M. Fox, M. Sinisi, A. MacQuillan (2016) “A quantitative assessment of the functional recovery of flexion of the elbow after nerve transfer in patients with a brachial plexus injury”, Bone Joint J, 98-B, pp. 517.
3. Alnot JY, Abols Y (1984), “Réanimation de la flexion du coudepar transferts tendineux dans les paralysies du plexus brachial de l'adulte”, Rev Chir Orthop, pp. 313-323.
4. Rühmann O, Schmolke S, Gosse F, Wirth CJ (2002), “Transposition of local muscles to restore elbow flexion in brachial plexus palsy”, Injury, pp. 597-609.
5. Monreal R (2007), “Steindler Flexorplasty to restore elbow flexion in C5-C6-C7 brachial plexus palsy type”, J of brachial plexus and peripheral nerve injury, Pages 1-12.
6. Akira Wiberg, Michael Ng, Yasser Al Omran, Fidel Alfaro-Almagro, Pual McCathy, Jonathan Marchini, David L.Bennett, Stephen Smith, Gwenaëlle Douaud and Dominic Furniss (2019) “Handedness, language areas and neuropsychiatric diseases: insights from brain imaging and genetics”. J Brain, pp. 2938.
7. Brunelli GA, Vigasiol A, Brunelli GR (1995), “Modified Steindler procedure for elbow flexion restoration”, J Hand Surg (16-A), pp. 743-746.
8. Brunelli GA, Brunelli GR (1991), “A fourth type of brachial plexus lesion: The intermediate (C7) palsy”, J Hand Surg (16-B), pp. 492-495.