ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH CỦA CỐM TAN TƯ THỦY THANH CAN THEO CÁC TRIỆU CHỨNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Thị Phương Lan Phùng 1, Mạnh Cường Lê 1,
1 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh của cốm tan Tư thủy thanh can theo các triệu chứng Y học cổ truyền. Đối tượng và phương pháp: 45 bệnh nhân được chẩn đoán tiền mãn kinh và mãn kinh tại Bệnh viện YHCT Trung ương. Phương pháp can thiệp lâm sàng, tiến cứu, so sánh trước sau điều trị, lấy mẫu có chủ đích. Kết quả: Cốm tan Tư thủy thanh can cải thiện hiệu quả các triệu chứng, cơ năng và các đặc điểm về mạch và lưỡi trên bệnh nhân mãn kinh và tiền mãn kinh. Kết luận: Cốm tan Tư thủy thanh can chứng minh hiệu quả điều trị rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh trên các triệu chứng lâm sàng YHCT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Minh Đức (2011). Sinh lý học, Nhà xuất bản y học, tr. 362.
2. Vương Tiến Hòa (2001). Sức khỏe sinh sản, NXB Y học,tr.43.
3. Bộ môn sinh lý học – Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Bài giảng sinh lý sau đại học, Nhà xuất bản Y học.
4. Nguyễn Khắc Liêu (2000), chẩn đoán và điều trị phụ nữ tuổi mãn kinh, Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, tr. 1-11.
5. Đỗ Văn Bách (2003). Đánh giá tác dụng của viên nén Tiêu dao đan chi trong điều trị hội chứng mãn kinh. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 55 - 70.
6. Nguyễn Thị Hương Giang (2017). Đánh giá tác dụng điều trị mất ngủ của bài thuốc Hậu thiên lục vị phương ở phụ nữ mãn kinh. Luận văn Thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội, 2017, tr. 35 - 45.