ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG Ở BỆNH NHÂN SỎI ỐNG MẬT CHỦ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Công Long Nguyễn 1,, Lê Long Lục 2
1 Trung tâm Tiêu hóa-Gan mật, bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp nội soi mật ngược dòng (ERCP) ở bênh nhân sỏi ống mật chủ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có so sánh trước sau điều trị ERCP bệnh nhân sỏi ống mật chủ. Kết quả: Từ tháng 10/2016 đến tháng 08/2017 tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi thu thập được 52 ca sỏi ống mật chủ đã can thiệp ERCP lấy sỏi. Tỷ lệ nam/nữ là 0,53. Tuổi trung bình là 60,7 tuổi, thấp nhất 30 tuổi và cao nhất 99 tuổi. Cải thiện có ý nghĩa tình trạng viêm đường mật và mức độ đau sau ERCP. Tình trạng gia tăng Bilirubin thuyên giảm có ý nghĩa sau can thiệp ERCP. Thời gian trung bình thực hiện thủ thuật ERCP là: 41.0±16.3 phút. Tỷ lệ can thiệp ERCP thành công sau lần 01 là 45 ca chiếm tỷ lệ 86,5%. Tỷ lệ biến chứng chung sau thủ thuật ERCP là 5,7%. Kết luận: Nội soi mật ngược dòng là một phương pháp can thiệp điều trị bệnh lý sỏi ống mật chủ mang lại kết quả tốt và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. La Văn Phương (2012). Đánh giá kết quả nội soi mật-tụy ngược dòng (ercp) sớm trong điều trị sỏi ống mật chủ có biến chứng tại bvđktw cần thơ. y học thành phố Hồ Chí Minh. 16(3).
2. Đào Xuân Cường (2015). Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị cấp cứu sỏi đường mật có biến chứng. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 19(5).
3. Đặng Việt Dũng, Lê Văn Luận, Triệu Triều Dương (2012). Đánh giá kết quả phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi đường mật chính tại bệnh viện Trưng vương Thành phố Hồ Chí Minh. Y học Quân sự.
4. Bùi Tuấn Anh (2011). Ứng dụng kỹ thuật mới tạo đường hầm nội soi tán sỏi đường mật xuyên qua da. Tạp chí y học Quân sự. Chuyên đề ngoại bụng. 41-44.
5. Liu Y1, Meng J, Wang J, et al (2010). Repeated rendezvous treatment of PTBD and ERCP in patients with recurrent obstructive jaundice. Hepatogastroenterology.57(102-103).1029-33.
6. Vandervoort J, Soetikno RM, Tham TC, et al (2002). Risk factors for complications after performance of ERCP. Gastrointest Endosc. 56. 652-656.
7. Wang P, Li ZS, Liu F, et al (2017). Risk factors for ERCP-related complications: a prospective multicenter study. Am J Gastroenterol.104. 31-40.
8. Suissa A, Yassin K, Lavy A, et al (2005). Outcome and early complications of ERCP: a prospective single center study. Hepatogastroenterology.52. 352-355.