KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ THẤP TRẬT CÀI DIỆN KHỚP KHÔNG LIỆT, LIỆT TỦY KHÔNG HOÀN TOÀN

Thế Hưng Đinh1,, Hoàng Long Nguyễn 1, Văn Cường Vũ 1, Ngọc Sơn Đinh 2
1 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, không đối chứng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật trong chấn thương cột sống cổ thấp trật cài diện khớp không liệt, liệt tủy không hoàn toàn tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tổng quan: Chấn thương cột sống cổ thấp trật cài diện khớp tuy không thường gặp nhưng lại để lại những hậu quả nặng nề. Hiện nay có rất nhiều chiến lược nắn trật cài diện khớp khác nhau, như phẫu thuật đường trước đơn thuần, đường sau đơn thuần, đường trước sau, đường sau trước hay đường trước sau trước. Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Phương pháp: Đánh giá kết quả điều trị của 44 bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương cột sống cổ thấp trật cài diện khớp không liệt, liệt tủy không hoàn toàn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 03/2018 đến 03/2021. Kết quả: Trong nghiên cứu, phương pháp mổ 2 đường hay được sử dụng nhất (50%  bệnh nhân). Sau mổ, hầu hết các bệnh nhân đều có tiến triển tốt: trước mổ chủ yếu AIS B chiếm 56,8% thì sau mổ AIS B chỉ chiếm 29,5%. Đánh giá trên X quang sau mổ thấy có 81,8% bệnh nhân hết trật và 18,2% bệnh nhân còn trật độ I theo phân độ Meyerding. Về biến chứng sau phẫu thuật, chủ yếu là loét tì đè (54,5%). Mức độ nắn trật của phương pháp mổ 2 đường tốt hơn so với 2 phương pháp trên có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng phẫu thuật mổ nắn trật cài diện khớp là phẫu thuật an toàn và hiệu quả. Trong đó phương pháp mổ 2 đường có khả năng nắn trật về giải phẫu tốt hơn 2 phương pháp trên có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Andreshak J, Dekutoski M (1997). Management of unilateral facet dislocation: a review of the literature. Orthopedics 1997;20: 917 – 26
2. Satyen Mehta, Ben Goss, et al (2011). Computed tomographic artifact suggesting vervical facet subluxation. Spine 2011;36: 1038 – 1041.
3. Wei Du, Cheng Wang, et al (2013). Management of subaxial cervical facet dislocation through anterior approach monitored by spinal cord avoked potential. Spine 2013; 39: 48-52
4. Zhengfeng Zhang, Chao Liu, et al (2016). Anterior facetectomy for ruduction of cervical facet dislocation. Spine 2016; 41: E403 – E409.
5. Tumialan LM, Dadashev V, Laborde DV, et al (2009). Management of traumatic cervical spondyloptosis in a neurologically intact patient: case report. Spine (Phila Pa 1976) 2009; 34: E703 - 8.
6. Tumialan LM, Theodore N (2012). Basilar artery thrombosis after reduction of cervical spondyloptosis: a cautionary report. J Neurosurg Spine 2012; 16: 492 - 6.
7. Acikbas C, Gurkanlar D (2010). Post-traumatic C7-T1 spondyloptosis in a patient without neurological defi cit: a case report. Turk Neurosurg 2010; 20: 257 - 60.
8. Rizzolo SJ, Piazza MR et al. intervertebral disk injury complicating cervical spine trauma, Spine 1991; 16; S 187-9