MỐI LIÊN QUAN CỦA TỶ SỐ APOLIPOPROTEIN B/A-I VỚI NHỒI MÁU NÃO DO XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH LỚN

Cẩm Thạch Nguyễn 1,, Hoàng Ngọc Nguyễn 1, Văn Tuyến Nguyễn 1
1 Bệnh viện TWQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá nồng độ apolipoprotein A-I, apolipoprotein B huyết tương, tỷ số apolipoprotein B/A-I bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa động mạch lớn. Xác định giá trị tiên lượng xơ vữa động mạch lớn bệnh nhân nhồi máu não của tỷ số apoB/apoA-I. Đối tượng và phương pháp: gồm 40 người nhóm chứng và 248 bệnh nhân nhồi máu não điều trị nội trú tại Trung tâm Đột quỵ não - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2019 và được chia thành 2 nhóm: nhóm nhồi máu não do xơ vữa động mạch lớn có 146 bệnh nhân và nhóm nhồi máu não do tắc mạch nhỏ gồm 102 bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Nhóm chứng, bệnh nhân nhồi máu não vào viện được khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Kết quả: nồng độ apoB, tỷ số apoB/apoA-I huyết tương cao nhất ở nhóm nhồi máu não do xơ vữa động mạch lớn (1,31±0,29 g/l; 1,06±0,34), tiếp sau đó đến nhóm nhồi máu não do tắc mạch nhỏ (1,03±0,27 g/l; 0,7±0,23) và thấp nhất là ở nhóm chứng (0,92±0,27 g/l; 0,59±0,2) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nồng độ apoA-I huyết tương cao nhất ở nhóm chứng (1,58±0,26 g/l), tiếp sau đó đến nhóm nhồi máu não do tắc mạch nhỏ (1,51±0,28 g/l) và thấp nhất là ở nhóm nhồi máu não do xơ vữa động mạch lớn (1,28±0,23 g/l) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Phân tích đa biến nhóm nhồi máu não do xơ vữa động mạch lớn: tỷ số apoB/apoA-I có OR = 1,244 (KTC 95%; 1,13-1,369; p < 0,05); Giá trị cắt là 0,995 (độ nhạy: 64%; độ đặc hiệu: 83%). Kết luận: có sự thay đổi nồng độ apoA-I, apoB huyết tương, tỷ số apoB/apoA-I bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa động mạch lớn. Tỷ số apoB/apoA-I là yếu tố tiên lượng độc lập xơ vữa động mạch lớn bệnh nhân nhồi máu não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Philip-Ephraim, E., (2019), “Emergency Management of Acute Ischaemic Stroke. Essentials of Accident and Emergency Medicine”. InTechOpen.
2. Zhuo, Y., Wu, J., Qu, Y., et al., (2020), “Clinical risk factors associated with recurrence of ischemic stroke within two years”. Medicine, 99(26), e20830.
3. Kaneva A. M., Potolitsyna N. N., Bojko E. R., et al., (2015), “The apolipoprotein B/ apolipoprotein A-I ratio as a potential marker of plasma atherogenicity”. Dis Markers, 2015:591454.
4. As S., Sahukar S., Murthy J., et al., (2013), “A study of serum apolipoprotein A1, apolipoprotein B and lipid profile in stroke”. J Clin Diagn Res, 7(7):1303-1306.
5. Di Angelantonio E, Sarwar N, Perry P, et al., (2009), “Major lipids, apolipoproteins, and risk of vascular disease”. JAMA, 302:1993 - 2000.
6. Adams H. P., Jr., Bendixen B. H., Kappelle L. J., et al., (1993), “Classification of subtype of acute ischemic stroke. Definitions for use in a multicenter clinical trial. TOAST. Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment”. Stroke, 24(1):35-41.
7. Walldius G., (2012), “The apoB/apoA-I ratio is a strong predictor of cardiovascular risk”. Lipoproteins - Role in Health and Diseases,
8. Holme I., Aastveit A. H., Hammar N., et al., (2009), “Relationships between lipoprotein components and risk of ischaemic and haemorrhagic stroke in the Apolipoprotein MOrtality RISk study (AMORIS)”. J Intern Med, 265(2):275-287.
9. Kostapanos, M. S., Christogiannis, L. G., Bika, E., et al., (2010), “Apolipoprotein B-to-A1 ratio as a predictor of acute ischemic nonembolic stroke in elderly subjects”. Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases, 19(6), 497-502.
10. Park JH, Hong KS, Lee EJ, et al., (2011), “High levels of apolipoprotein B/AI ratio are associated with intracranial atherosclerotic stenosis”. Stroke. 2011; 42:3040-46.