NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CAO ĐỊNH CHUẨN KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG NUCIFERIN TỪ LÁ SEN (NELUMBO NUCIFERA GAERTN.) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

Lê Chiêu Bích Trần 1, Huỳnh Anh Thi Huỳnh 1, Đoan Vi Phạm 2, Châu Minh Vĩnh Thọ Đỗ 1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Tây Đô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sen là một trong số ít các dược thảo mà tất cả các bộ phận dùng đều được sử dụng và đều là những vị thuốc quí, có giá trị sinh học cao. Có nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh dịch chiết lá Sen có nhiều hoạt tính sinh học trên in vivo như: an thần [2],[4], chống béo phì [2], giảm cholesterol [2], hạ đường huyết [7], chống oxy hóa [8] trong máu có liên quan đến sự hiện diện của thành phần nuciferin có trong lá Sen. Tuy nhiên, hiện nay hầu như chưa có nghiên cứu đánh giá về tính an toàn của cao định chuẩn hàm lượng nuciferin từ lá Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.). Do đó, thử nghiệm đánh giá độc tính cấp của cao định chuẩn kiểm soát hàm lượng nuciferin nhằm đánh giá độ an toàn cho việc thiết lập mức liều sử dụng hiệu quả an toàn cho các cao định chuẩn hàm lượng nuciferin là một yêu cầu cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độc tính cấp của cao định chuẩn kiểm soát hàm lượng nuciferin từ lá sen hồng trên chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Độc tính cấp của Cao lá Sen hồng được xác định trên chuột nhắt chủng Swiss albino, qua đường uống, mô hình liều cố định, theo hướng dẫn của Bộ Y tế [1], tác giả Đỗ Trung Đàm[3] và các nghiên cứu [5], [6]. Liều thử giới hạn ban đầu là 50g/kg/1 lần duy nhất. Kết quả: Trong các khoảng thời gian quan sát 72h và 7 ngày, chuột không có bất kỳ hiểu hiện độc tính nào về hành vi, ăn uống, tiêu tiểu và không có chuột nào bị chết. Kết luận: Cao định chuẩn hàm lượng nuiferin từ lá Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) không gây độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng ở liều thử nghiệm tối đa cho uống qua kim là 50 g/kg. Cao định chuẩn hàm lượng nuiferin từ lá Sen an toàn trên   mô hình thử nghiệm độc tính cấp, có thể ứng dụng trong công nghệ bào chế dược phẩm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) - Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu”.
2. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 783- 786.
3. Đỗ Trung Đàm (2014), “Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Nhung (2001), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) họ sen (Nelumbonaceae), Luận án tiến sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
5. E Macko et al (1972), Studies on the pharmacology of nuciferine and related aporphines, Archives Internationales de Pharmacodynamie et de Therapie., 197(261), p. 261 – 273.
6. Farrell MS, McCorvy JD, Huang X-P, Urban DJ, White KL, Giguere PM, et al. (2016) In Vitro and In Vivo Characterization of the Alkaloid Nuciferine. PLoS One 11(3): e0150602. doi: 10.1371/journal.pone.0150602
7. K Hoa Nguyen, T Nhan Ta, T Hong Minh Pham (2012), “Nuciferine stimulates insulin secretion from beta cells-an in vitro comparison with glibenclamide”, Journal of Ethnopharmacology, 142(2), pp. 488-95.
8. Ming-Jiuan Wu, Lisu Wang, Ching-Yi Weng, Jui-Hung Yen (2003), “Antioxidant activity of methanol extract of the lotus leaf (Nelumbo nucifera Gertn.)”, The American Journal of Chinese Medicine, 31(5), pp. 687-689.