ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI

Đắc Đông Phạm 1,, Lê Thắng Phan 2
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật trên bệnh nhân ung thư phổi tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2022. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu 59 bệnh nhân ung thư ung thư phổi không tế bào nhỏ giai doạn I-IIIA được chẩn đoán và phẫu thuật tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 58,90 ± 9,32 (35 - 72 tuổi). Nam chiếm 49,2% số bệnh nhân. Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng đau ngực chiếm 45,7%; có 40,6% bệnh nhân có ho khạc đờm. Tỉ lệ bệnh nhân có hội chứng thiếu máu chiếm 8,5%. Đa số khối u nằm ở phổi phải chiếm 61%. Đa số bệnh nhân ở giai đoạn Ib chiếm 37,3%; tiếp theo là giai đoạn IIb chiếm 23,7%. Tỉ lệ bệnh nhân được mổ mở là 55,9%. Có 1 bệnh nhân bị tai biến rách tĩnh mạch đơn trong mổ. Ghi nhận 6,8 % bị dò khí kéo dài, 3,4% bị viêm phổi trong thời gian hậu phẫu. Kết luận: Ung thư phổi triệu chứng thường gặp đau ngực và ho, điều trị phẫu thuật ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I-IIIA mang lại kết quả tốt, ít biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Siegel RL, Miller KD, Jemal A (2015), Cancer statistics, CA Cancer JClin. Jan-Feb;65(1):5-29. 2015.
2. John K. Field (2012). Perspective: The screening imperative. Nature, 513-516.
3. American Cancer Society (2007). Global cancer facts & figures 2007. CA Cancer J Clin, 7, pp. 13-56.
4. Douillard J.-Y., Rosell R., De Lena M. và cộng sự. (2006). Adjuvant vinorelbine plus cisplatin versus observation in patients with completely resected stage IB–IIIA non-small-cell lung cancer (Adjuvant Navelbine International Trialist Association [ANITA]): a randomised controlled trial. Lancet Oncol, 7(9), 719–727.
5. Winton T., Livingston R., Johnson D. và cộng sự. (2005). Vinorelbine plus cisplatin vs. observation in resected non–small-cell lung cancer. N Engl J Med, 352(25), 2589–2597.
6. Boffa D. J. and Allen M. S. (2008), "Data from The Society of Thoracic Surgeons General Thoracic Surgery database: The surgical management of primary lung tumors", The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery. 135(2), pp. 247 - 254.
7. Yamamoto K., Ohsumi A., and Kojima F. (2010), "Long - Term Survival After Video - Assisted Thoracic Surgery Lobectomy for Primary Lung Cancer", Ann Thorac Surg. 89, pp. 353 - 359.
8. Port J. L., Mirza F. M., and Lee P. C. (2011), "Lobectomy in Octogenarians With Non-Small Cell Lung Cancer: Ramifications of Increasing Life Expectancy and the Benefits of Minimally Invasive Surgery", Ann Thorac Surg, pp. 1006-1082.
9. Nomori H., Ohtsuka T., and Hirotoshi H. (2003), "Thoracoscopic Lobectomy for Lung Cancer With a Largely Fused Fissure", Chest. 123, pp. 619-622.
10. Elsayed H., McShane J., and Shackcloth M. (2012), "Air leaks following pulmonary resection for lung cancer: is it a patient or surgeon related problem?", Ann R Coll Surg Engl. 94, pp. 422 - 427.