KẾT QUẢ HOÁ TRỊ TRƯỚC PHẪU THUẬT BỆNH UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN II, III BẰNG PHÁC ĐỒ TCH

Thị Thanh Mai Đỗ 1,2,, Tiến Quang Nguyễn 1, Văn Quân Phạm 2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư vú (UTV) giai đoạn II-III được hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ TCH; đánh giá đáp ứng và tác dụng không mong muốn của nhóm bệnh nhân (BN) nghiên cứu trên.  Đối tượng và phương   pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 33 BN UTV giai đoạn II-III được hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ TCH tại bệnh viện K. Kết quả: 51,5% BN có tiền sử bệnh lý tim mạch.  Phần lớn BN ở giai đoạn III (87,9%), tất cả đều có mô bệnh học là ung thư biểu mô thể ống xâm nhập và độ mô học 2 chiếm chủ yếu (78,8%), 75,8% BN có tình trạng thụ thể nội tiết âm tính. Sau 6 chu kỳ điều trị hóa chất, tỉ lệ người bệnh đáp ứng trên lâm sàng là 93,9%. Cả 33 BN đều được phẫu thuật sau hóa trị. Đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học (pCR) đạt 57,6%. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết tới tỷ lệ pCR (p < 0,05). Các tác dụng không mong muốn trên hệ tạo huyết và chức năng gan chủ yếu là độ 1,2. Không ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào bị giảm chức năng tâm thu thất trái dẫn đến phải trì hoãn hay tạm dừng điều trị. Kết luận: Điều trị bổ trợ trước bệnh ung thư vú giai đoạn II – III có Her2-neu dương tính bằng phác đồ TCH có tỷ lệ đáp ứng cao, dung nạp thuốc tốt

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gao H.-F., Wu Z., Lin Y. và cộng sự. (2021). Anthracycline-containing versus carboplatin-containing neoadjuvant chemotherapy in combination with trastuzumab for HER2-positive breast cancer: the neoCARH phase II randomized clinical trial. Therapeutic Advances in Medical Oncology, 13, 17588359211009004.
2. Paridaens R., Biganzoli L., Bruning P. và cộng sự. (2000). Paclitaxel versus doxorubicin as first-line single-agent chemotherapy for metastatic breast cancer: a European Organization for Research and Treatment of Cancer Randomized Study with cross-over. Journal of clinical oncology, 18(4), 724–724.
3. Qin A., Thompson C.L., và Silverman P. (2015). Predictors of late-onset heart failure in breast cancer patients treated with doxorubicin. Journal of Cancer Survivorship, 9(2), 252–259.
4. Tiwari S.R., Mishra P., Raska P. và cộng sự. (2016). Retrospective study of the efficacy and safety of neoadjuvant docetaxel, carboplatin, trastuzumab/pertuzumab (TCH-P) in nonmetastatic HER2-positive breast cancer. Breast cancer research and treatment, 158(1), 189–193.
5. Tranum B.L., McDonald B., Thigpen T. và cộng sự. (1982). Adriamycin combinations in advanced breast cancer: A southwest oncology group study. Cancer, 49(5), 835–839.
6. Untch M., Fasching P.A., Konecny G.E. và cộng sự. (2011). Pathologic complete response after neoadjuvant chemotherapy plus trastuzumab predicts favorable survival in human epidermal growth factor receptor 2–overexpressing breast cancer: results from the TECHNO trial of the AGO and GBG study groups. Journal of Clinical Oncology, 29(25), 3351–3357.
7. Untch M., Rezai M., Loibl S. và cộng sự. (2010). Neoadjuvant treatment with trastuzumab in HER2-positive breast cancer: results from the GeparQuattro study. Journal of Clinical Oncology, 28(12), 2024–2031.
8. Van Ramshorst M.S., van Werkhoven E., Mandjes I.A. và cộng sự. (2017). A phase III trial of neoadjuvant chemotherapy with or without anthracyclines in the presence of dual HER2-blockade for HER2+ breast cancer: The TRAIN-2 study (BOOG 2012-03).