KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ U TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM BẬC CAO TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƯƠNG

Anh Đức Trần 1,, Văn Ba Nguyễn 2, Đức Liên Nguyễn 3, Thành Bắc Nguyễn 1
1 Bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân y
2 Trung tâm ung bướu, Bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân y
3 Bệnh viện K – cơ sở Tân Triều

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá bước đầu kết quả điều trị u tế bào thần kinh đệm bậc cao. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 52 bệnh nhân u tế bào thần kinh đệm bậc cao có chỉ định phẫu thuật, hóa xạ trị tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều, từ 1/2019 đến 12/2020. Kết quả: Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (61,5%) với độ tuổi trung bình là 45,2 tuổi. Hầu hết các bệnh nhân được mổ lấy tối đa khối u có thể (lấy toàn bộ và gần hết u) chiếm 96,2%. Sau phẫu thuật 6 tháng, triệu chứng lâm sàng được ghi nhận phổ biến là đau đầu (55,8%), yếu liệt nửa người (21,2%), cơn co giật kiểu động kinh (15,4%), buồn nôn và nôn (9,6%); nhìn mờ, giảm thị lực (11,5%), điểm Karnofsky trung bình là 67,7 ± 12,0; đánh giá đáp ứng khách quan theo RECIST, có 51 trong tổng số 52 bệnh nhân đạt tỉ lệ kiểm soát bệnh (98,1%). Kết luận: Bệnh nhân u tế bào thần kinh đệm bậc cao được điều trị phẫu thuật kết hợp hóa xạ trị đồng thời cho kết quả tương đối tốt sau 1 và 6 tháng sau mổ. Sau mổ 6 tháng, các bệnh nhân có tỉ lệ cao kiểm soát bệnh về đáp ứng khách quan theo RECIST.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Liang C, Jun S, Xiuzhi J, et al. (2014). Treating malignant glioma in Chinese patients: update on temozolomide. OncoTargets and Therapy, 7: 235–244.
2. Pang BC, Wan WH, Lee CK, et al. (2007). The role of surgery in high-grade glioma--is surgical resection justified? A review of the current knowledge. Ann Acad Med Singap, 36(5): 358-63.
3. A. R. Padhani, L. Ollivier (2001). The RECIST criteria: implications for diagnostic radiologists. The British journal of radiology, 74(887): 983-986.
4. Trần Kim Tuyến (2022), Nghiên cứu đột biến gen IDH1/2 của u tế bào thần kinh đệm lan tỏa ở người trưởng thành, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. B. K. Rasmussen, S. Hansen, R. J. Laursen, et al. (2017). Epidemiology of glioma: Clinical characteristics, symptoms, and predictors of glioma patients grade I–IV in the the Danish Neuro-Oncology Registry. Journal of Neuro-oncology, 135(3): 571-579.
6. Stupp R, Mason WP, van den Bent MJ, et al (2005). Radiotherapy plus concomitant and adjuvant temozolomide for glioblastoma. N Engl J Med, 352, 987-996.
7. Senft C, Bink A, Franz K, et al (2011). Intraoperative MRI guidance and extent of resection in glioma surgery: a randomised, controlled trial. Lancet Oncol, 12 (11), 997-1003.
8. Antonio O, Kathryn B, Philip G, et al (2014). Phase II Study of Bevacizumab, Temozolomide and Hypofractionated Stereotactic Radiotherapy for Newly Diagnosed Glioblastoma. Clin Cancer Res, 20(19), 5023–5031.