STRESS Ở TRẺ VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ÁO NẸP CHỈNH HÌNH

Khánh Sơn Hồng 1, Quang Dũng Trịnh 2, Hoài Nam Nguyễn 3, Văn Minh Phạm3,
1 Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vẹo cột sống vô căn là loại bệnh phổ biến dẫn đến biến dạng cột sống ở trẻ em trên 10 tuổi. Hiệu quả điều trị vẹo cột sống vô căn bằng áo nẹp nắn chỉnh đã được chứng minh. Tuy nhiên, việc mặc áo nẹp trong thời gian dài làm bệnh nhân mặc cảm về ngoại hình góp phần dẫn đến stress ở trẻ. Mục tiêu: Đánh giá mức độ stress ở trẻ bị vẹo cột sống vô căn được điều trị bằng áo nẹp chỉnh hình và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 114 trẻ em đang điều trị bằng áo nẹp chỉnh hình tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Phục hồi chức năng- Điều trị bệnh nghề nghiệp. Tiêu chí chọn vào bao gồm trẻ gái từ 10-17 tuổi, bé trai từ 10-18 tuổi vẹo cột sống vô căn có góc Cobb từ 20 – 40° và thời gian điều trị bằng áo nẹp từ 3 đến 24 tháng, thời gian mặc áo nẹp trên 12 giờ/ngày. Thang đo BSSQ-Brace và BSSQ-Deformity được sử dụng nhằm đánh giá những stress tâm lý mà bệnh nhân vẹo cột sống gặp phải. Kết quả: Tỷ lệ stress mức độ nhiều ở thang điểm BSSQ Brace và Deformity lần lượt là 83,3% và 71,1%. Học thêm là một yếu tố liên quan đến stress phân theo BBSQ-Deformity (p=0,022). Kết luận: Trẻ em vẹo cột sống vô căn có tỉ lệ stress mức độ nhiều cao. Cần có những biện pháp giáo dục sức khỏe, hỗ trợ tâm lý và xã hội nhằm giảm nhẹ những tác động do stress gây ra trong quá trình điều trị bằng áo nẹp chỉnh hình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kamtsiuris P, Atzpodien K, Ellert U, Schlack R, Schlaud M (2007) "Prevalence of somatic diseases in German children and adolescents. Results of the German Health Interview and Examination Survey for Children and Adolescents (KiGGS)". Bundesgesundheitsblatt, Gesundheit sforschung, Gesundheitsschutz, 50 (5-6), pp. 686-700.
2. Kotwicki T, Kinel E, Stryła W, Szulc A (2007) "Estimation of the stress related to conservative scoliosis therapy: an analysis based on BSSQ questionnaires". Scoliosis, 2, pp. 1.
3. Cilli K, Tezeren G, Taş T, Bulut O, Oztürk H, Oztemur Z, et al. (2009) "School screening for scoliosis in Sivas, Turkey". Acta Orthop Traumatol Turc, Sivas il merkezinde skolyoz için okul taramasi., 43 (5), pp. 426-430.
4. Suh S, Modi H, Yang J, Hong J (2011) "Idiopathic scoliosis in Korean schoolchildren: a prospective screening study of over 1 million children". European spine journal: official publication of the European Spine Society, the European Spinal Deformity Society, and the European Section of the Cervical Spine Research Society, 20 (7), pp. 1087-1094.
5. Ewa M, Maciej G, Jerzy H (2011) "Brace and deformity-related stress level in females with adolescent idiopathic scoliosis based on the Bad Sobernheim Stress Questionnaires". Med Sci Monit, 17 (2), pp. 83-90.
6. Kinel E, Kotwicki T, Podolska A, Białek M, Stryła W (2012) "Quality of life and stress level in adolescents with idiopathic scoliosis subjected to conservative treatment". Stud Health Technol Inform, 176, pp. 419-422.
7. Han J, Xu Q, Yang Y, Yao Z, Zhang C (2015) "Evaluation of quality of life and risk factors affecting quality of life in adolescent idiopathic scoliosis". Intractable & Rare Diseases Research, 4 (1), pp. 12-16.
8. Pezham H, Babaee T, Bagheripour B, Asgari M, Jiryaei Z, Vahab KR, et al. (2022) "Stress level and quality of life of adolescents with idiopathic scoliosis during brace treatment". Turk J Phys Med Rehabil, 68 (2), pp. 231-237.