ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CAN LỆCH ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Trường Thịnh Vũ 1,2,, Mạnh Tiến Nguyễn 2, Minh Long Triều Trần 1, Hoàng Khang Âu1, Hải Bằng Bùi 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, Xquang can lệch đầu dưới xương quay và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị can lệch đầu dưới xương quay. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu, tiến cứu trên 33 bệnh nhân can lệch đầu dưới xương quay được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, theo dõi và khám lại tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 03/2016 đến tháng 08/2019. Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều đến viện vì triệu chứng đau, hạn chế vận động cổ tay, trong đó 63,7% bệnh nhân thỉnh thoảng đau khi không làm việc và 3% bệnh nhân đau liên tục. Phân loại gãy trước mổ theo AO cho thấy loại A chiếm 45,5%, loại B chiếm 24,2% và loại C chiếm 30,3%. Đặc điểm X quang trước phẫu thuật cho thấy: có tới 48,5% bệnh nhân có VA dưới – 10 độ, có 21,2% bệnh nhân có UV trên 4 mm, có 63,6% bệnh nhân có RL dưới 10 mm. Chỉ số Xquang sau mổ trung bình như sau: VA 11,48 độ ± 1,82, UA 20,97 độ ± 3,40, UV – 0,03mm ± 2,84, sự khác biệt của các chỉ số X quang trước và sau mổ có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Đánh giá chức năng sau điều trị gãy đầu dưới xương quay theo Green và O’Brien, cho kết quả có 87,88% bệnh nhân xếp loại tốt và rất tốt, 12,12% bệnh nhân xếp loại vừa và xấu, trong đó có 9,09% bệnh nhân xếp loại xấu. Kết luận: điều trị can lệch đầu dưới xương quay bằng phương pháp phẫu thuật đa số cho kết quả tốt, tuy nhiên cần thêm những nghiên cứu tương tự để khẳng định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Karl JW et al (2015). The Epidemiology of Upper Extremity Fractures in the United States. Journal of Orthopaedic Trauma;29(8):e242
2. Cooney WP et al (1980). Complications of Colles’ fractures. J Bone Joint Surg Am;62(4):613-619.
3. Jupiter JB (1991). Current concepts review: fractures of the distal end of the radius. J Bone Joint Surg Am;73(3):461-469.
4. Shehovych A et al (2016). Adult distal radius fractures classification systems: essential clinical knowledge or abstract memory testing? Ann R Coll Surg Engl;98(8):525-531.
5. Haas JL. Caffiniere de la J Y (1995). Fixation of distal radial fractures: intramedullary pinning versus external fixation. Fractures of the distal radius London: Martin Dunitz;27:229-239.
6. Chen ACY et al (2017). Intramedullary nailing for correction of post-traumatic deformity in late-diagnosed distal radius fractures. J Orthop Traumatol;18(1):37-42
7. Peterson B et al (2008). Corrective Osteotomy for Deformity of the Distal Radius Using a Volar Locking Plate. Hand (New York, N,Y);3(1):61-68
8. Tarallo L (2014). Malunited extra-articular distal radius fractures: corrective osteotomies using volar locking plate. J Orthopaed Traumatol;15(4):285-290