NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT CÓ VÀ KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG ÂM TÍNH BẰNG OLANZAPINE

Xuân Tĩnh Đỗ 1,, Thị Huệ Đinh 1, Quang Huy Bùi 1
1 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Kết quả điều trị bệnh nhân TTPL có và không có triệu chứng âm tính bằng olanzapine. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang kết quả điều trị 71 bệnh nhân TTPL có và không có triệu chứng âm tính bằng olanzapin tại khoa Tâm thần-Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022.. Kết quả: Hoang tưởng và ảo giác ở 2 nhóm đều giảm rõ rêt sau 3 tuần điều trị. Nhóm không có triệu chứng âm tính giảm từ 97,05% xuống còn 58,82 % và 35,29%; nhóm có triệu chứng âm tính giảm từ 64,86% và 51,35% xuống còn 16,21% và 8,10%. Các triệu chứng âm tính như cảm xúc cùn mòn, vệ sinh cá nhân bẩn, mất ý chí đều giảm lần lượt từ 54,05%, 70,3% và 86,54% xuống còn 43,24%, 21,62% và 81.08%. Điểm trung bình thang PANSS của cả 2 nhóm bệnh nhân đều giảm ở tất cả các mục như điểm PANSS toàn bộ, P-PANSS, N-PANSS, Par-PANSS, Dep-PANSS, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Sau 3 tuần điều trị bệnh nhân TTPL có và không có triệu chứng âm tính bằng olanzapin, các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác và âm tính đều thuyên giảm rõ rệt. Điểm trung bình thang PANSS đều giảm ở tất cả các mục.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Tiến Đức và cộng sự (2016) Giáo trình bệnh học Tâm thần, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
2. Leucht S., Corves C., Arbter D., et al. (2009) Second-generation versus first-generation antipsychotic drugs for schizophrenia: a meta-analysis. The Lancet. 373(9657): 31-41.
3. Foster R.H. and Goa K.L. (1999) Olanzapine. Pharmacoeconomics. 15(6): 611-640.
4. American Psychiatric Association (2013) Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5). 5th edition, American Psychiatric Publishing, Washington DC.
5. Trịnh Văn Anh (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mối liên quan với nồng độ serotonin huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự sát, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
6. Đinh Việt Hùng (2020), Nghiên cứu điện não và một số đa hình trên giene COMT, zNF804a ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, Luận án tiến sỹ, Học viện Quân y, Hà Nội,
7. Bùi Quang Huy và Nguyễn Thị Vân. (2013) Nghiên cứu hiệu quả điều trị các triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần phân liệt bằng olanzapin. Y học thực hành. Số 2 (858): 3.
8. Lestari E.T., Effendy E., Amin M.M., et al. (2018) The comparison of olanzapine and risperidone treatment in male schizophrenic patients using positive and negative syndromes scale (PANSS). Open access Macedonian journal of medical sciences. 6(4): 638.
9. Huang X., Bao C., Zhao J., et al. (2021) MicroRNA-195 predicts olanzapine response in drug-free patients with schizophrenia: A prospective cohort study. 35(1): 23-30.
10. Bùi Quang Huy (2019) Tâm thần phân liệt nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.