NGHIÊN CỨU TÍNH HỢP LÝ TRONG SỬ DỤNG KHÁNG SINH NHÓM CEPHALOSPORIN ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM TẠI KHOA NHI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ GIÁ RAI NĂM 2021

Thị Kiều Sa Đặng 1, Thị Thịnh Nguyễn 2, Huỳnh Như Mai 2,
1 Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai
2 Trường Đại học Y dược Tp.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh viêm phổi trẻ em là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường gặp hiện nay là các loại vi khuẩn Streptococcuspneumoniae, Haemophilusinfluenzae, Staphylococcusaureus. Các kháng sinh nhóm cephalosporin, với những ưu điểm về phổ tác dụng và tính an toàn, có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt là những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin hợp lý và tìm hiểu các yếu tố liên quan trong sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin chưa hợp lý điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa Nhi Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai năm 2021. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thông tin thu thập trên 170 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh viêm phổi có sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin để nghiên cứu đánh giá sử dụng hợp lý kháng sinh nhóm cephalosporin trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Khoa Nhi Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai năm 2021. Kết quả: Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 sử dụng nhiều nhất 92,4%. Kháng sinh nhóm cephalosporin sử dụng hợp lý chung là 37,1%. Trong đó, hợp lý về chỉ định, liều dùng, đường dùng, khoảng cách dùng và thời gian dùng lần lượt là 99,4%, 57,1%, 98,8%, 72,4% và 84,7%. Tuổi, trình độ, thâm niên công tác của bác sĩ và số ngày điều trị có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh hợp lý (p<0,05). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới tính và mức độ viêm phổi của bệnh nhân (p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ kháng sinh nhóm cephalosporin sử dụng hợp lý trong điều trị viêm phổi tại khoa Nhi là 37,1%. Cần tăng cường các chương trình quản lý kháng sinh tại trung tâm. Việc lựa chọn sử dụng kháng sinh cephalosporin hợp lý sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao, giảm đề kháng kháng sinh, giảm chi phí và giảm tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, (2015), “Ban tư vấn sử dụng kháng sinh”,“Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 99-107.
2. Nguyễn Văn Linh (2017), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Xín Mần, Hà Giang, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội.
3. Hà Thanh Liêm (2020), Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh và đánh giá kết quả can thiệp về sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Tháp Mười năm 2019 – 2020, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Tiêu Hữu Quốc (2019), Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2018, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Trần Thị Anh Thơ (2014), Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
6. Lê Nhị Trang (2016), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc-Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
7. Matthew Hodge, Emily Johansson, Tessa Wardlaw (2006), "Pneumonia The leading killer of children", Lancet, (368), pp.1048–1050. Sectish T. C, Prober C.G (2007), Nelson text book of Pediatrics, 18th Edition, Saunders, pp 1332-1334.
8. World Health Oragnization (2007), "Promoting safety of medicines for childer", Geneva, Switzerland 2007.