ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG THOÁT VỊ RỐN Ở NHỮNG BỆNH NHÂN XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Huỳnh Văn Linh1,, Nguyễn Thi Kim Hiền1, Đặng Trần Khiêm1, Nguyễn Ngọc Huấn1, Trần Phùng Dũng Tiến1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Thoát vị rốn là một bệnh lý thoát vị phổ biến, đặc biệt trên nhưng bệnh nhân xơ gan cổ trướng. Mục tiêu: đánh giá các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng thoát vị rốn ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, báo cáo loạt ca bệnh 43 trường hợp phẫu thuật điều trị thoát vị rốn ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2022 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả:  Phân bố giới tính nam/nữ là 4/1. Độ tuổi trung bình 56,9 ± 10,7 tuổi (27 – 79 tuổi). Chỉ số BMI được phân làm bốn nhóm: nhẹ cân 9/43 trường hợp (9,3%), bình thường 22/43 trường hợp (51,2%), thừa cân 8/43 trường hợp (18,6%) và béo phì 9/43 trường hợp (20,9%). Tất cả bệnh nhân đều thuộc phân nhóm ASA 3 và 4. 100% bênh nhân nhập viện có xuất hiện khối phồng ở rốn. Thoát vị kẹt và ấn đau khối thoát vị lần lượt 51,2% và 55,8%. Có 8/43 trường hợp (18,6%) có biến chứng vỡ khối thoát vị. Kích thước khối thoát vị trung bình 6,4 ± 5,1 cm (2 – 30 cm). Bệnh nhân được chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng những trường hợp khó chẩn đoán có sự hỗ trợ của chẩn đoán hình ảnh trong đó những trường hợp có biến chứng quanh rốn và những dấu hiệu nghi ngờ tắc ruột có xu hướng được chỉ định chụp CT Scan bụng 31/43 trường hợp (chiếm 72,1%.) Phần lớn bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu 37/43 trường hợp (86%). Kết luận: Triệu chứng lâm sàng điển hình chủ yếu chẩn đoán dựa vào triệu lâm sàng, hình ảnh học được sử dụng trong những trường hợp phức tạp cần đánh giá thêm thành phần và tình trạng bên trong túi thoát vị. Những trường hợp nghi ngờ biến chứng nên được chụp CT scan bụng để khảo sát các biến chứng và tình trạng thoát vị để có hướng điều trị thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Oh CS, Won HS, Kwon CH, Chung IH. Morphologic variations of the umbilical ring, umbilical ligaments and ligamentum teres hepatis. Yonsei Med J. Dec 31 2008;49(6):1004-7. doi:10.3349/ymj.2008.49.6.1004
2. Shankar DA, Itani KMF, O'Brien WJ, Sanchez VM. Factors Associated With Long-term Outcomes of Umbilical Hernia Repair. JAMA Surg. May 1 2017; 152(5): 461-466. doi:10.1001/jamasurg. 2016.5052
3. Muysoms FE, Miserez M, Berrevoet F, et al. Classification of primary and incisional abdominal wall hernias. Hernia. Aug 2009;13(4):407-14. doi:10.1007/s10029-009-0518-x
4. Dabbas N, Adams K, Pearson K, Royle G. Frequency of abdominal wall hernias: is classical teaching out of date? JRSM Short Rep. Jan 19 2011;2(1):5. doi:10.1258/shorts.2010.010071
5. Tôn Thất Hùng. Đặc điểm lâm sàng và kết quả của phẫu thuật điều trị thoát vị vùng rốn. Đại học Y Dược TP.HCM; 2018.
6. Telem DA, Schiano T, Divino CM. Complicated hernia presentation in patients with advanced cirrhosis and refractory ascites: management and outcome. Surgery. Sep 2010; 148(3):538-43. doi: 10.1016/j.surg.2010.01.002
7. Carbonell AM, Wolfe LG, DeMaria EJ. Poor outcomes in cirrhosis-associated hernia repair: a nationwide cohort study of 32,033 patients. Hernia. Dec 2005;9(4): 353-7. doi:10.1007/ s10029-005-0022-x