NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA CỦA PHƯƠNG PHÁP NẮN CHỈNH CỘT SỐNG KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ HỒNG NGOẠI

Phạm Vũ Khánh1,, Nguyễn Tiến Chung1, Nguyễn Việt Anh1, Đinh Công Bắc1
1 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng của phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm và hồng ngoại trong điều trị đau thần kinh tọa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau thần kinh toạ/tọa cốt phong thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư. Nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân): điều trị bằng nắn chỉnh cột sống và hồng ngoại, châm cứu. Nhóm đối chứng (30 bệnh nhân): điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt và hồng ngoại, châm cứu. Kết quả: Sau 15 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có mức độ cải thiện điểm VAS, nghiệm pháp Schober, chỉ số Lasegue, chức năng sinh hoạt tốt hơn (p<0,05) nhóm đối chứng. Kết luận: Nắn chỉnh cột sống kết hợp với điện châm và hồng ngoại là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị đau thần kinh tọa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Nội Y học hiện đại (2009), Giáo trình nội khoa cơ sở, Đau dây thần kinh hông, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
2. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2006). Nội kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 18 – 20.
3. Nguyễn Nhược Kim và Trần Quang Đạt (2008). Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 37, 77, 114–115, 136-158,166-174, 223–225.
4. Bùi Đặng Minh Trí, Bùi Tùng Hiệp, Trần Văn Kha (2022), Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện Thống Nhất, Tạp Chí Y học Việt Nam, 518(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v518i1.3309
5. Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Thu Hằng (2021), Hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động cột sống thắt lưng của Uyển hoài châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 509 tháng 12 – số 1, Hà Nội, 303-306
6. Lawrence J. (1977). Rheumatism in populations, London: Heinemann.
7. Heliovaara M., Impivaara O., Sievers . et al (1987). Lumbar disc syndromein Finland, J Epidemiol Community Health, 41, pg 251–254
8. Tubach F., Beaute J., Leclerc A. et al (2004). Natural history and prognostic indicators of sciatica, J Clin Epidemiol, 57, pg 174-179.
9. WangFengHua (2015), Nghiên cứu lâm sàng thủ pháp Trung y nắn chỉnh cột sống điều trị đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm, Tạp chí Trung Quốc y dược chỉ nam, tập 25,2015.9.13, Liêu Ninh, 185-186