VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG ĐỐI VỚI CAN THIỆP CHỌC HÚT Ổ ÁP XE Ở BỆNH NHÂN ÁP XE GAN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Nguyễn Thị Ngọc Linh1, Lê Thị Thu Hằng1, Ngô Thị Hường1, Trần Việt Trinh1, Nguyễn Thị Thùy1, Phạm Thảo Tố1, Nguyễn Thị Huyền Trang1, Mai Thanh Bình1,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Áp xe gan là bệnh lý viêm cấp tính khu trú ở gan, và chọc hút ổ áp xe cần thực hiện ở từ 50-60% số trường hợp bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá vai trò của điều dưỡng trong thực hiện can thiệp này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 121 bệnh nhân áp xe gan được thực chọc hút tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2018 -8/2023, đánh giá các hoạt động của điều dưỡng trước, trong và sau can thiệp dựa trên hồ sơ lưu trữ, và kết quả đạt được đối với thành công và an toàn của kỹ thuật. Kết quả: 59,5% bệnh nhân được chọc hút 1 lần, hút được trung bình 69,5 ml dịch. Thủ thuật an toàn với 21,5% bệnh nhân đau tại vết chọc kim, không có tai biến nghiêm trọng. Hoạt động chăm sóc, tư vấn giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt ở nhiều nội dung, trong đó theo dõi biến chứng, xử trí kịp thời (95,0%); thực hiện cấp phát thuốc và dùng thuốc theo y lệnh đúng thời gian (91,8%); hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi theo bệnh (91,7%); hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc đúng cách (98,3%). Ngược lại, một vài nội dung kết quả còn hạn chế như thay ga trải giường, hỗ trợ vệ sinh cá nhân (83,4%); tư vấn để bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng bệnh, chăm sóc tâm lý, trấn an người bệnh (85,7%). Kết luận: Các hoạt động của điều dưỡng góp phần nâng cao hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật chọc hút áp xe gan. Do đó, cần thường xuyên tập huấn, nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng để nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Đức Tiến, Trần Hà Hiếu, Trần Văn Hiền, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân áp xe gan do vi khuẩn điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Tạp chí y dược lâm sàng 108, 2022. 17: p. 72–77.
2. Đoàn Anh Vũ, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh áp xe gan bằng phương pháp nội khoa hoặc chọc hút mủ tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2017. Tạp chí y dược học Cần Thơ, 2018. 13-14: p. 54–62.
3. Nguyễn Công Long, T.V. Sơn, Đánh giá kết quả điều trị ổ áp xe gan trên 5 cm bằng Sonde dẫn lưu. 2021. 507(2).
4. Nguyễn Thị Huyền Trang, et al., Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân áp xe gan điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí y dược lâm sàng 108, 2024. 19(1).
5. Blessmann, J., et al., Epidemiology of amebiasis in a region of high incidence of amebic liver abscess in central Vietnam. Am J Trop Med Hyg, 2002. 66(5): p. 578-83.
6. Lardiere-Deguelte, S., et al., Hepatic abscess: Diagnosis and management. J Visc Surg, 2015. 152(4): p. 231-43.
7. Roediger, R.,M. Lisker-Melman, Pyogenic and Amebic Infections of the Liver. Gastroenterol Clin North Am, 2020. 49(2): p. 361-377.