TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG ĐAU CỔ VAI GÁY CỦA SINH VIÊN KHOA KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Phạm Xuân Hiệp1,, Trần Thị Diệp1, Lê Thị Huỳnh Như1
1 Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Hội chứng đau cổ vai gáy xảy ra phổ biến trên khắp thế giới và gây ra tàn tật đáng kể và chi phí kinh tế. Đau và tàn tật liên quan đến đau cổ có ảnh hưởng lớn đến cá nhân và gia đình, cộng đồng, hệ thống chăm sóc sức khỏe và doanh nghiệp của họ. Hiên tại, ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng tình hình số người mắc hội chứng đau cổ vai gáy đang tăng theo từng ngày và có xu hướng trẻ hóa và tăng dần theo hằng năm nhưng vẫn chưa có thống kê cụ thể. Việc xác định mức độ phổ biến của hội chứng đau cổ vai gáy sẽ giúp cho việc thiết lập các chương trình giáo dục phòng ngừa cũng như điều trị trên đối tượng sinh viên được hiệu quả và được nhân rọng hơn. Mục tiêu: Mục đích việc tầm soát  nhằm có cái nhìn tổng quan về mức độ phổ biến của hội chứng này trên sinh viên từ đó đưa ra cách phòng ngừa và điều trị đau cổ vai gáy cho sinh viên.Tầm soát còn là nguồn tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các đối tượng là sinh viên khoa Kỹ thuật PHCN cả 2 hệ chính quy và liên thông đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Mối quan hệ giữa hội chứng đau cổ vai gáy và giới tính chiếm tỷ lệ cao nhất là ở nữ 63 người chiếm 55.75% trong người có Hội chứng đau cổ vai gáy cho thấy sinh viên nữ dễ  bị Hội chứng đau cổ vai gáy với (KTC 95%)=0.02-0.30 với p=0.029 và sai số chuẩn SE=0.07. Mối quan hệ giữa hội chứng đau cổ vai gáy và nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là ở  người có công việc làm thêm 57 chiếm 50.44 % trong người có Hội chứng đau cổ vai gáy cho thấy người có công việc làm thêm có dễ  bị Hội chứng đau cổ vai gáy ở sinh viên với (KTC 95%)= -0.33- -0.02 với p=0.025 và sai số chuẩn SE=0.08. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy được rằng số lượng sinh viên có hội chứng đau cổ vai gáy là 113/183 chiếm 61.75% trong tổng số lượt khảo sát là khá cao. Nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ Hội chứng đau cổ vai gáy với các đặc tính về dân số.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. TẾ, B., Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Da Liễu. 2015, trang.
2. Worsfold, C.J.P.T.R., Functional rehabilitation of the neck. 2020. 25(2): p. 61-72.
3. TRỊNH THỊ HƯƠNG, G., Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai canh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Nucleo CMP. 2019, ĐH Y Hà Nội.
4. Xu, L., et al., Investigation of influencing factors associated with neck-shoulder symptoms among middle school students in three cities in China. 2017. 51(9): p. 781-785.
5. Chiu, T., et al., A study on the prevalence of and risk factors for neck pain among university academic staff in Hong Kong. 2002. 12: p. 77-91.
6. Heinrich, J., B. Blatter, and P. Bongers, A comparison of methods for the assessment of postural load and duration of computer use. Occupational and Environmental Medicine, 2004. 61(12): p. 1027-1031.
7. Côté, P., et al., The burden and determinants of neck pain in workers: results of the Bone and Joint Decade 2000–2010 Task Force on Neck Pain and Its Associated Disorders. Journal of manipulative and physiological therapeutics, 2009. 32(2): p. S70-S86.