ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY LỒI CẦU XƯƠNG HÀM DƯỚI

Vũ Trung Trực1,2,, Lê Trung Kiên2,3, Nguyễn Tấn Văn2,3
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, xquang của bệnh nhân gãy lồi cầu xương hàm dưới được điều trị bảo tồn ở tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân gãy lồi xương hàm dưới được điều trị bảo tồn tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 2021 đến năm 2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ nam giới chấn thương là 74,7%, đa số bệnh nhân dưới 40 tuổi, nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm 93%. Phần lớn bệnh nhân gãy chỏm lồi cầu (43,9%) và mất tiếp hợp xương (66,7%). Thời điểm sau 3 tháng phẫu thuật hoặc hơn, có 95,3% bệnh nhân không còn cảm giác đau, 11,6% bệnh nhân có biên độ há miệng tối đa nhỏ hơn 30mm. Kết quả điều trị thành công nhóm gãy lồi cầu xương hàm dưới không di lệch và di lệch bán phần cao (70% và 83,3%). Kết luận: Gãy lồi cầu xương hàm dưới gặp ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, đa số là do tai nạn giao thông. Vị trí gãy ở chỏm lồi cầu là chủ yếu. Điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới ở bệnh nhân gãy không di lệch và di lệch bán phần bằng phương pháp bảo tồn cho kết quả tốt, đơn giản, dễ thực hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Thu Hải, Nguyễn Đình Thành, Nguyễn Thị Hồng Minh (2021). Đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị bảo tồn gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương có sử dụng vít neo chặn. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 16(3).
2. Afrooz PN, Bykowski MR, James IB et al (2015). The Epidemiology of Mandibular Fractures in the United States, Part 1: A Review of 13,142 Cases from the US National Trauma Data Bank. J Oral Maxillofac Surg, 73(12), 2361-6.
3. Valiati R, Ibrahim D, Abreu ME et al (2008). The treatment of condylar fractures: to open or not to open? A critical review of this controversy. Int J Med Sci, 5(6), 313-8.
4. Bos RR, Ward Booth RP, de Bont LG (1999). Mandibular condyle fractures: a consensus. Br J Oral Maxillofac Surg, 37(2), 87-9.
5. Nguyễn Hùng Thắng, Nguyễn Anh Tú (2019). Nhận xét đặc điểm lâm sàng gãy lồi cầu xương hàm dưới tại bệnh viện quân y 103. Tạp chí Y - Dược học Quân sự, 6.
6. Nguyễn Hoàng Cương, Vũ Trung Trực, Nguyễn Hồng Hà (2016). Nhận xét kết quả điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới tại bệnh viện Việt Đức. Y học Việt Nam, tập 446 số chuyên đề, tr 246-253.
7. Vanpoecke J, Dubron K, Politis C (2020). Condylar Fractures: An Argument for Conservative Treatment. Craniomaxillofac Trauma Reconstr, 13(1), 23-31.
8. Rutges JP, Kruizinga EH, Rosenberg A et al (2007). Functional results after conservative treatment of fractures of the mandibular condyle. Br J Oral Maxillofac Surg, 45(1), 30-4.