RỐI LOẠN PHỔ VIÊM TỦY THỊ THẦN KINH: HỒI CỨU 74 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

Đinh Huỳnh Tố Hương1,2,, Phạm Thành Trung1,2, Nguyễn Vĩnh Khang2, Nguyễn Lê Trung Hiếu1
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Rối loạn phổ viêm tủy thị thần kinh (NMOSD) là bệnh viêm hủy myelin của hệ thần kinh trung ương hiếm gặp đặc trưng bởi viêm thần kinh thị hai bên và viêm tủy cắt ngang. Đây là bệnh lí thần kinh có các đợt tái phát với sự hồi phục không hoàn toàn. Tuy nhiên, dữ liệu liên quan đến lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của NMOSD tại Việt Nam còn hạn chế. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của NMOSD. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 74 bệnh nhân NMOSD tại Bệnh viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) TP.HCM từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 10 năm 2022 thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán NMOSD được công bố bởi Hội đồng quốc tế về chẩn đoán NMO năm 2015. Kết quả: Tỉ lệ nữ: nam 10:1; tuổi khởi phát có trung vị 37,5 tuổi [30,2;46,8] nhỏ nhất 15, cao nhất 78. Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở đợt tấn công đầu tiên là viêm tủy cấp (46,6%), viêm thần kinh thị (25,9%). Thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên đến khi được chẩn đoán NMOSD có trung vị [tứ phân vị]: 18 tháng [2;39]. Thời gian ngắn nhất là 0 tháng (tức là chẩn đoán ngay lập tức), dài nhất là 252 tháng. Ba chẩn đoán ban đầu trước khi chẩn đoán NMOSD thường gặp là MS 20,7%, viêm tủy 31%, viêm thần kinh thị 15,5%. Kết luận: Hai biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất của đợt tấn công đầu tiên là viêm tủy cấp và viêm thần kinh thị. Nhiều bệnh nhân NMOSD đã bị chẩn đoán nhầm với MS, do đó việc bắt đầu điều trị ức chế miễn dịch phòng ngừa tái phát bị trì hoãn sau đó.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jarius S, Aktas O, Ayzenberg I, et al. Update on the diagnosis and treatment of neuromyelits optica spectrum disorders (NMOSD) - revised recommendations of the Neuromyelitis Optica Study Group (NEMOS). Part I: Diagnosis and differential diagnosis. J Neurol. Jul 2023;270(7): 3341-3368. doi:10.1007/s00415-023-11634-0
2. Mealy MA, Mossburg SE, Kim SH, et al. Long-term disability in neuromyelitis optica spectrum disorder with a history of myelitis is associated with age at onset, delay in diagnosis/preventive treatment, MRI lesion length and presence of symptomatic brain lesions. Mult Scler Relat Disord. Feb 2019;28:64-68. doi: 10.1016/ j.msard.2018.12.011
3. Jarius S, Ruprecht K, Wildemann B, et al. Contrasting disease patterns in seropositive and seronegative neuromyelitis optica: A multicentre study of 175 patients. J Neuroinflammation. Jan 19 2012;9:14. doi:10.1186/1742-2094-9-14
4. Sepulveda M, Delgado-García G, Blanco Y, et al. Late-onset neuromyelitis optica spectrum disorder: The importance of autoantibody serostatus. Neurol Neuroimmunol Neuroinflamm. Nov 2019; 6(6)doi: 10.1212/nxi. 0000000000000607
5. Brod SA. Review of approved NMO therapies based on mechanism of action, efficacy and long-term effects. Mult Scler Relat Disord. Nov 2020; 46: 102538. doi: 10.1016/j.msard.2020. 102538
6. Huang W, ZhangBao J, Chang X, et al. Neuromyelitis optica spectrum disorder in China: Quality of life and medical care experience. Mult Scler Relat Disord. Nov 2020;46:102542. doi: 10.1016/j.msard.2020.102542
7. Beekman J, Keisler A, Pedraza O, et al. Neuromyelitis optica spectrum disorder: Patient experience and quality of life. Neurol Neuroimmunol Neuroinflamm. Jul 2019; 6(4):e580. doi:10.1212/nxi.0000000000000580
8. Lê Văn T, Vũ Hồng V, Nguyễn Thị H, Đỗ Thị H, Nguyễn Văn H. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học cộng hưởng từ và tính an toàn của rituximab liều thấp trên các trường hợp mắc phổ bệnh lý viêm tuỷ thị thần kinh. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC. 2020;134 (10)