ĐÁNH GIÁ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG SAU PHẪU THUẬT VÁ NHĨ ĐƠN THUẦN BẰNG BỘ CÂU HỎI COMQ-12 PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT

Đỗ Thị Oanh1, Nguyễn Lê Hoa2, Phạm Trung Hiếu3, Đỗ Bá Hưng3,
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
2 Trường Đại Học Y Dược - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
3 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ của bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính sau phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần bằng bộ câu hỏi COMQ-12 phiên bản tiếng Việt. Phương pháp nghiên cứu: mô tả 72 bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính được phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần tại khoa Tai Thần Kinh bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Các bệnh nhân được phỏng vấn để điền vào bộ câu hỏi COMQ-12 phiên bản tiếng Việt tại hai thời điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tháng. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 42 tuổi trong đó 62,5% bệnh nhân là nữ giới, có 59 bênh nhân (81,9%) bị viêm 1 tai, 13 bệnh nhân (18,1%) bị viêm cả hai tai. Có 9 bệnh nhân (12,5%) có tiền sử mổ tai trước đó. Đánh giá mối tương quan của bộ câu hỏi cho kết quả Cronbach Alpha là 0,937, chỉ số tương quan của từng câu hỏi với kết cấu chung của bộ câu hỏi đều lớn hơn 0,3. Điểm của câu hỏi 1,2,3,4,5,9,12 là nằm trong khoảng 1-2, các câu hỏi còn lại có điểm <1 với các bệnh nhân trước mổ. Với bệnh nhân sau mổ 3 tháng, các câu hỏi đều có điểm <0,5. Điểm tổng của bệnh nhân trước mổ cao hơn điểm tổng sau mổ với p<0,05. Điểm số của các câu hỏi liên quan đến triệu chứng của viêm tai giữa của bệnh nhân trước đều cao hơn so với sau mổ 3 tháng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Bộ câu hỏi COMQ-12 phiên bản tiếng Việt giúp đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính được cải thiện tốt sau phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần thể hiện qua tổng điểm cũng như điểm của từng câu hỏi trong bộ câu hỏi COMQ-12 sau phẫu thuật khi so sánh với trước phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Qureishi A, Lee Y, Belfield K et al. Update on otitis media-prevention and treatment. Infect Drug Resist. 2014; 7: 15-24 .
2. Acuin J. Chronic suppurative otitis media Burden of Illness and Management Options, Switzerland, Geneva; 2004.
3. Lương Sỹ Cần. Viêm tai và viêm xương chũm, Nhà xuất bản Y học từ điển bách khoa, Hà Nội; 1991.
4. Cao Minh Thành. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng viêm tai giữa mạn tổn thương xương con và đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình xương con, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2008.
5. Phillips JS, Haggard M, Yung M. A new health-related quality of life measure for active chronic otitis media (COMQ-12): development and initial validation. Otol Neurotol. 2014; 35(3): 454–458.
6. Quaranta N, De Robertis V, Milella C et al. Cross-cultural adaption and validation of the Chronic Otitis Media Questionnaire 12 (COMQ-12) in the Italian language. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2019; 276(11): 3027–3033.
7. Doruk C, Celik M, Kara H et al. Turkish translation and validation of chronic otitis media questionnaire-12. Turk Arch Otorhinolaryngol. 2019; 57(1): 24–29.
8. Fonseca AC, Ramos P, Balsalobre FA et al. Validation of a Portuguese version of the health-related quality of life measure for active chronic otitis media (COMQ-12). Braz J Otorhinolaryngol. 2018; 84(6): 708–712.
9. Prabhu P, Chandrashekar A, Jose A et al (2018). Development and administration of Chronic Suppurative Otitis Media Questionnaire-12 (COMQ-12) and Chronic Otitis Media Outcome Test-15 (COMOT-15) in Kannada. Int Arch Otorhinolaryngol. 2018; 22(2): 108–112.
10. Van Dinther J, Droessaert V, Camp S et al (2016). Validity and test-retest reliability of the Dutch version of the Chronic Otitis Media Questionnaire 12 (COMQ-12). Int Adv Otol. 2016; 11(3): 248–252.