GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ RET-HE TRONG CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU ĐỊNH KỲ

Nguyễn Văn Toàn1,, Trần Thanh Tùng2, Phan Nguyễn Vũ Linh2, Trương Ngọc Quyên2, Trương Ngọc Quyên2
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Bệnh thận mạn giai đoạn cuối là một vấn đề sức khỏe phổ biến và cần được theo dõi chặt chẽ. Trong đó, tình trạng thiếu máu thiếu sắt đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh thận mạn. Chỉ số hemoglobin hồng cầu lưới Ret-He giúp đánh giá nhanh và chính xác hơn tình trạng sắt ở người bệnh bệnh thận mạn so với các phương pháp gián tiếp khác. Mục tiêu: Xác định giá trị của chỉ số Ret-He trong chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kỳ có thiếu máu. Các biến số nghiên cứu bao gồm: tuổi giới, tình trạng thiếu máu, tổng phân tích tế bào máu, Ret- He, sắt huyết thanh, ferritin huyết thanh, độ bão hòa transferin (TSAT). So sánh chỉ số Ret- He giữa nhóm thiếu máu thiếu sắt và không thiếu máu thiếu sắt. Kết quả: Có 126 đối tượng tham gia nghiên cứu, trong đó có 86 đối tượng thiếu máu không thiếu sắt và 40 đối tượng thiếu máu có thiếu sắt. Giá trị Ret- He trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm thiếu máu không thiếu sắt và thiếu máu có thiếu sắt lần lượt là 32.25 pg ±3.567 và 29.19 pg ±3.550. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,0001. Giá trị chẩn đoán có thiếu máu thiếu sắt ở ngưỡng 32 pg thì độ nhạy là 80,0%; độ đặc hiệu là 62,8%. Kết luận: Ret-He có giá trị trung bình trong chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, chọn ngưỡng ≤32 pg thì độ nhạy là 80,0%; độ đặc hiệu là 62,8%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jha V, Garcia-Garcia G, Iseki K, et al. Chronic kidney disease: global dimension and perspectives. 2013; 382(9888):260-272.
2. Dinh NH, Cheanh Beaupha SM and Tran LTaJBN. The validity of reticulocyte hemoglobin content and percentage of hypochromic red blood cells for screening iron-deficiency anemia among patients with end-stage renal disease: a retrospective analysis. 2020; 21(1):1-7.
3. Nguyễn MT. Giá trị của huyết sắc tố hồng cầu lưới trong theo dõi và điều trị thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu chu/Nguyễn Minh Thọ. 2021.
4. Rovani F, Nurulita A, Arif MJIJOCP and Laboratory M. Analysis of ret-he in chronic kidney disease patients at Dr. Wahidin Sudirohusodo Hospital, Makassar. 2018; 25(1):7-10.
5. Kim J, Ihm C and Kim HJIJOLH. Evaluation of reticulocyte haemoglobin content as marker of iron deficiency and predictor of response to intravenous iron in haemodialysis patients. 2008; 30(1):46-52.
6. Dinh NH, Cheanh Beaupha SM and Tran LTaJBN. The validity of reticulocyte hemoglobin content and percentage of hypochromic red blood cells for screening iron-deficiency anemia among patients with end-stage renal disease: a retrospective analysis. 2020; 21:1-7.
7. Brugnara C, Schiller B, Moran JJC and Haematology L. Reticulocyte hemoglobin equivalent (Ret He) and assessment of iron‐deficient states. 2006; 28(5):303-308.
8. Miwa N, Akiba T, Kimata N, et al. Usefulness of measuring reticulocyte hemoglobin equivalent in the management of haemodialysis patients with iron deficiency. 2010; 32(2):248-255.