XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ TRUNG BÌNH Mg++ TRONG MÁU TRƯỚC VÀ SAU KHI DÙNG MAGNESIUM SULFATE ĐỂ PHÒNG NGỪA SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

Trần Văn Đủ1, Lê Kim Bá Liêm2, Nguyễn Thị Thảo2, Đặng Thị Hồng Nhung2, Nguyễn Thị Ngọc Thuận2, Lê Cao Diễm Hồng2, Nguyễn Quốc Đạt1, Võ Minh Tuấn1,
1 Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Hùng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các khuyến cáo về liều lượng magnesium sulfate (MgSO4) để phòng ngừa sản giật và hạn chế tối thiểu tác dụng phụ vẫn còn chưa thống nhất vì thể trạng và cân nặng khác nhau của từng dân số ở mỗi quốc gia khác nhau. Mục tiêu NC: Xác định nồng độ trung bình Mg++ trong máu của thai phụ bị tiền sản giật (TSG) nặng tại BV Hùng Vương ở 3 thời điểm là: trước khi dùng magnesium sulfate, sau 30 phút dùng liều tấn công 4,5g và sau 6 giờ liều tấn công với liều duy trì 1g/giờ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu (NC) cắt ngang, lấy mẫu máu 3 lần, khảo sát nồng độ Mg++ trong máu từ 0 đến 6 giờ trên 64 thai phụ bị TSG nặng được điều trị MgSO4 tại khoa cấp cứu BV Hùng Vương từ tháng 11/2023 đến tháng 4/2024. Kết quả: Nồng độ Mg++ trong máu trước khi điều trị MgSO4 là 0,75 ± 0,13 mmol/l (KTC 95%: 0,71 - 0,78), sau liều tấn công 30 phút với liều 4,5g là 1,65 ± 0,32 mmol/l (KTC 95%: 1,57 - 1,72)  và sau 6 giờ dùng liều duy trì 1g/giờ là 1,6 ± 0,34 mmol/l (KTC 95%: 1,52 - 1,69). Sau liều tấn công, tỉ lệ 17,2% có ít nhất 1 lần đạt được nồng độ Mg++ trong máu sau 6 giờ là 2mmol/l. Kết luận: Không xuất hiện ca sản giật nào trong thời gian NC trên bệnh nhân TSG nặng với phác đồ MgSO4 tấn công 4,5g và duy trì 1g/giờ. Tuy nhiên nếu chọn ngưỡng phòng ngừa sản giật tối thiểu là 2 mmol/l, thì chỉ  17,2% đạt dược sau liều tấn công. Vì vậy, cần có những NC tiếp theo để chỉnh liều MgSO4 tấn công phù hợp cho điều trị thai phụ bị TSG nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beckmann, Ling. Cardiovascular and respiratory disorders. Obstetrics and gynecology. 8 th ed. Wolters Kluwer Health; 2019:472-496:chap 22.
2. Bệnh viện Hùng Vương. Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thai kỳ - ban hành kèm theo Quyết định số 5248 /QĐ-BVHV ngày 20 / 09 / 2023. 2023.
3. Bộ Y Tế Việt Nam - Quyết định 315/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán tiền sản giật – Sản giật. 2015:29 – 34.
4. Pascoal ACF, Katz L, Pinto MH, et al. Serum magnesium levels during magnesium sulfate infusion at 1 gram/hour versus 2 grams/hour as a maintenance dose to prevent eclampsia in women with severe preeclampsia: A randomized clinical trial. Medicine (Baltimore). Aug 2019; 98(32):e16779.
5. Chissell S, Botha JH, Moodley J, McFadyen L. Intravenous and intramuscular magnesium sulphate regimens in severe pre-eclampsia. South African Medical Journal. 1994;84(9):607-610.
6. Abbade JF, Costa RA, Martins AM, Borges VT, Rudge MV, Peraçoli JC. Zuspan's scheme versus an alternative magnesium sulfate scheme: Randomized clinical trial of magnesium serum concentrations. Hypertens Pregnancy. Jan 2010;29(1):82-92.
7. Phuapradit W, Saropala N, Haruvasin S, Thuvasethakul P. Serum level of magnesium attained in magnesium sulfate therapy for severe preeclampsia. Asia Oceania J Obstet Gynaecol. Dec 1993;19(4):387-90.
8. Hoàng Thị Mỹ Ý, Lê Hồng Cẩm. Khảo sát nồng độ Magnesium trong huyết thanh ở thai phụ bị tiền sản giật-sản giật điều trị bằng Magnesium sulfate tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2007;1(1):233-236.
9. Okusanya BO, Oladapo OT, Long Q, et al. Clinical pharmacokinetic properties of magnesium sulphate in women with pre-eclampsia and eclampsia. Bjog. Feb 2016;123(3):356-66.
10. Lu JF, Nightingale CH. Magnesium sulfate in eclampsia and pre-eclampsia: pharmacokinetic principles. Clin Pharmacokinet. Apr2000;38(4):305-14.