NỒNG ĐỘ VITAMIN B12 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU ĐỊNH KỲ

Phạm Thị Lan Phương1,2, Nguyễn Như Nghĩa1,, Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc3, Mai Huỳnh Ngọc Tân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
3 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: thiếu máu là tình trạng rất phổ biến của bệnh thận mạn (BTM), nguyên nhân chính do giảm sản xuất erythropoietin. Thiếu vitamin B12 là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu nặng hơn, kém đáp ứng với erythropoietin. Mục tiêu: xác định nồng độ vitamin B12 và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) đang lọc máu chu kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 104 bệnh nhân BTMGĐC đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, từ 07/2023-02/2024. Kết quả: trung vị nồng độ vitamin B12 ở bệnh nhân là 584,0pg/mL (thấp nhất là 163,0, cao nhất 1768,0 pg/ml). Có 30,7% bệnh nhân giảm nồng độ vitamin B12. Bệnh nhân có thời gian chạy thận nhân tạo ≥60 tháng có nồng độ vitamin B12 thấp hơn (619,5 [309,0-823,5] pg/ml so với 467,5 [259,0-736,0] pg/ml, p<0,05), và tỷ lệ giảm vitamin B12 cao hơn (42,9% so với 23,6%, p<0,05) nhóm lọc máu <60 tháng. Bệnh nhân thiếu máu vừa – nặng có nồng độ B12 thấp hơn nhóm không thiếu máu hoặc thiếu máu nhẹ. Kết luận: bệnh nhân BTMGĐC đang lọc máu chu kỳ có tỷ lệ giảm vitamin B12 cao. Có mối liên quan giữa vitamin B12 và thời gian lọc máu, mức độ thiếu máu của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lv J.C., Zhang L.X. Prevalence and disease burden of chronic kidney disease, Adv Exp Med Biol. 2019, 1165, 3-15. https://doi.org/ 10.1007/978-981-13-8871-2_1.
2. Santos E.J.F., Dias R.S.C., Lima J.F.B., Salgado F.N., Miranda D.S.A. Erythropoietin Resistance in Patients with Chronic Kidney Disease: Current Perspectives. Int J Nephrol Renovasc Dis. 2020, 13:231-237. Doi: 10.2147/ IJNRD.S239151.
3. Huỳnh Tấn Thông, Nguyễn Thanh Hiệp, Nguyễn Quỳnh Trúc. Tỉ lệ thiếu máu trên bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ có điều trị erythropoietin và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện nhân dân gia định, năm 2022. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022, 514(1):150-154. doi.org/ 10.51298/vmj.v514i1.2536
4. Nahas A.R.M.F., Al Zarzour R.H., Abu Laila A.S.M., Tabash A.M., Abu Mustafa A.M., Allyan F.M., et al. Effect of B12 supplementation on renal anemia among hemodialysis patients at El-Najar hospital, Gaza strip. J Renal Inj Prev. 2022, x(x): e32009. doi: 10.34172/ jrip.2022.32009
5. Trần Thị Tố Quyên, Nguyễn Như Nghĩa, Mai Huỳnh Ngọc Tân. Tỷ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ tại bệnh viện đa khoa Cà Mau. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023, 64: 160-167. doi.org/10.58490/ ctump.2023i64.1285
6. Huỳnh Minh Nhuận. Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ. Luận văn Tiến sĩ Y học. 2009. Trường Đại học Y dược Huế.
7. Langan R.C., Goodbred A.J. Vitamin B12 Deficiency: Recognition and Management. Am Fam Physician. 2017, 96(6):384-389. PMID: 28925645.
8. KDIGO. Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease. Kidney International. 2012, 3(1), pp.1-150.
9. Saifan C., Samarneh M., Shtaynberg N., Nasr R., El-Charabaty E., El-Sayegh S. Treatment of confirmed B12 deficiency in hemodialysis patients improves Epogen® requirements. Int J Nephrol Renovasc Dis. 2013, 6 89-93. doi:10.2147/IJNRD.S44660.