SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TERLIPRESSIN VÀ OCTREOTIDE KẾT HỢP THẮT VÒNG CAO SU TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN

Lê Huỳnh Thảo Quyên1,, Kha Hữu Nhân1, Nguyễn Thị Diễm1, Lâm Phước Thiện1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: So sánh kết quả điều trị Terlipressin và Octreotide kết hợp thắt vòng cao su trên bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có can thiệp ngẫu nhiên trên bệnh nhân xơ gan kèm xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản từ tháng 09/2022 đến tháng 03/2024. Kết quả: Số lượng máu truyền ở bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản được điều trị bằng thuốc kết hợp thắt vòng cao su ở nhóm sử dụng Telipressin ít hơn so với nhóm sử dụng Octreotide là 3,1 đơn vị với khoảng tin cậy 95% ((-3,99 đến -2,23), p < 0,01). Tương tự, nhóm bệnh nhân được điều trị bằng Terlipressin có thời gian nằm viện ít hơn nhóm bệnh nhân điều trị bằng Octreotide 1,8 ngày với khoảng tin cậy 95% ((-2,78 đến -0,87), p = 0,002). Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm bệnh nhân khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Terlipressin cho kết quả điều trị cao hơn Octreotide trong giảm số lượng máu truyền  và số ngày nằm viện. Tỷ lệ tử vong ở cả hai nhóm không có sự khác biệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Thanh Trúc (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su ở bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ”, Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr.51-72
2. Đặng Thị Hòa, cộng sự (2023), “Kết quả điều trị xuất huyết tiêu hóa cao do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng phương pháp thắt tĩnh mạch thực quản kết hợp Terlipressin”, Tạp chí Y Dược Thái Bình, 09, tr.04-02.
3. Brunati X, Ceriani R, Curioni R, Brunelli L, Repaci G, Morini L (1996), “Sclerotherapy alone vs scherotherapy plus terlipressin vs sclerotherapy plus octreotide in the treatment of acute variceal hemorrhage”, Hepatology, 24(4), pp.207A-210A.
4. Abid S., Jafri W., Hamid S., Salih M., Azam Z., Mumtaz, Abbas Z. (2009), “Terlipressin vs. octreotide in bleeding esophageal varices as an adjuvant therapy with endoscopic band ligation: a randomized double-blind placebo-controlled trial”, Official journal of the American College of Gastroenterology - ACG, 104(3), pp.617-623.
5. Trần Văn Thạch, Lê Thành Lý (2013), “Đánh giá hiệu quả cầm máu của thuốc somatostatin, octreotide, glypressin ở bệnh nhân chảy máu tiêu hoá do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan mất bù”, Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 08(32), tr.2055-2061.
6. Asad M., Alam M.F. (2014), “A comparison of terlipressin and octreotide for the control of esophageal variceal bleeding in patients of liver cirrhosis”, Journal of Clinical and Experimental Hepatology, 4, pp.S86-S90.
7. Fatima A., Chachar A.Z.K., Ahmed S.I., Qaisera S. (2017), “Comparison of Terlipressin with Octreotide in Management of Acute Variceal Bleed in Patients with Liver Cirrhosis”, Journal of Rawalpindi Medical College, 21(3), pp.83-87.
8. Zhou X., Tripathi D., Song T., Shao L., Han B., Zhu J, Qi X. (2018), “Terlipressin for the treatment of acute variceal bleeding: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials”, Medicine, 97(48), e13437.