CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT

Võ Thị Cẩm Loan1,, Võ Nguyên Trung2, Nguyễn Văn Trung3, Trình Minh Hiệp1, Nguyễn Thị Thủy1
1 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Y Dược, Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá năng lực thực hành kiểm soát đau sau phẫu thuật của điều dưỡng và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng kỹ thuật phát vấn với bộ câu hỏi được cấu trúc trên 115 điều dưỡng tại 07 Khoa ngoại thuộc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu từ 11/2022 đến hết 10/2023. Kết quả: Điểm số thực hành về kiểm soát đau của điều dưỡng đạt 7,02 điểm (trên tổng số 12 điểm). Các yếu tố liên quan được tìm thấy bao gồm tham gia đào tạo, tập huấn, hội thảo (p = 0,002) và mức độ tự tin khi thực hành kiểm soát đau của điều dưỡng (p = 0,046). Kết luận: Năng lực thực hành kiểm soát đau cho người bệnh sau phẫu thuật của điều dưỡng trong nghiên cứu ở mức độ khá và vẫn cần được cải thiện. Can thiệp giáo dục có thể giúp thực hành kiểm soát đau ở điều dưỡng viên tốt hơn. Vai trò chủ động và chức năng chăm sóc độc lập của điều dưỡng nên được quan tâm và tạo điều kiện ở cơ sở y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quang Phúc (2020), Kiến thức và thái độ về quản lý đau sau phẫu thuật của điều dưỡng tại Viện chấn thương chỉnh hình Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, (4), 58-64.
2. B. I. Alzghoul, N. A. Abdullah (2015), Pain Management Practices by Nurses: An Application of the Knowledge, Attitude and Practices (KAP) Model. Glob J Health Sci, 8, (6), 154-60.
3. M. Chatchumni, A. Namvongprom, H. Eriksson, M. Mazaheri (2016), Thai Nurses' experiences of post-operative pain assessment and its' influence on pain management decisions. BMC Nurs, 15, 12.
4. T. J. Gan (2017), Poorly controlled postoperative pain: prevalence, consequences, and prevention. J Pain Res, 10, 2287-2298.
5. John Rey B Macindo, Christian Albert F Soriano, Harvey Ross M Gonzales, Paul Julius T Simbulan, Gian Carlo S Torres, Jocelyn C Que (2018), Development and psychometric appraisal of the pain management self‐efficacy questionnaire. Journal of advanced nursing, 74, (8), 1993-2004.
6. Badeg Melile Mengesha, Fikre Moga Lencha, Lankamo Ena Digesa (2022), Pain assessment practice and associated factors among nurses working at adult care units in public hospitals in Wolaita Zone, Southern Ethiopia, 2021. BMC nursing, 21, (1), 115.
7. S. Mitra, D. Carlyle, G. Kodumudi, V. Kodumudi, N. Vadivelu (2018), New Advances in Acute Postoperative Pain Management. Curr Pain Headache Rep, 22, (5), 35.
8. Bayisa Bereka Negussie, Endale Mulatu Gizachew, Admasu Belay Gizaw, Kenenisa Tegenu Lemma, Dereje Endale Mamo (2022), Post-operative pain assessment knowledge and practice among nurses working at Jimma University Medical Center, South West Ethiopia. International Journal of Africa Nursing Sciences, 16, 100406.
9. L. Rose, L. Haslam, C. Dale, et al. (2011), Survey of assessment and management of pain for critically ill adults. Intensive Crit Care Nurs, 27, (3), 121-8.
10. Nguyen Thi Thu Trang (2016), Factors Associated with Nurses' Postoperative Pain Management in Vietnam. Master's Thesis in Nursing, Taipei Medical University.