NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023 – 2024

Phan Quang Toàn1, Hoàng Minh Tú2, Huỳnh Minh Chín3,, Lê Nguyễn Đăng Khoa3
1 Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Sở Y tế Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường là nhóm bệnh chuyển hóa, bệnh chẩn đoán muộn và rất tốn kém trong điều trị, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mục tiêu điều trị của bệnh nhân đái tháo đường là kiểm soát chỉ số glucose máu ở mức độ cho phép để giảm tối đa các nguy cơ biến chứng. Việc tuân thủ điều trị là yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương năm 2023 – 2024. 2) Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương năm 2023 – 2024. 3) Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ về tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp không nhóm chứng trên 283 bệnh nhân đái tháo đường từ 18 tuổi trở lên đang được điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung của bệnh nhân là 22,3%, trong đó, tuân thủ dùng thuốc là 60,1%, tuân thủ vận động thể lực là 55,1%, tuân thủ dinh dưỡng là 25,1%, tuân thủ kiểm tra đường huyết và tái khám là 58,7%. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị chung bao gồm dưới 60 tuổi, sống ở thành thị, ngừng lao động, không có vợ/chồng, thời gian bệnh dưới 1 năm, thời gian điều trị bệnh dưới 1 năm, có từ 1 bệnh kèm theo trở xuống, có kiến thức đúng về bệnh đái tháo đường, glucose đói đạt, HbA1c ổn định (p<0,05). Sau 6 tháng can thiệp bằng truyền thông trên 220 bệnh nhân không tuân thủ điều trị chung, tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị tăng (p<0,001): tuân thủ điều trị chung 41,8%, tuân thủ dùng thuốc (84,5%, CSHQ: 73,8%), tuân thủ vận động thể lực (77,7%, CSHQ: 83,9%), tuân thủ dinh dưỡng (59,1%, CSHQ: 1525,0%), tuân thủ kiểm tra đường huyết và tái khám (90,5%, CSHQ: 93,2%). Chỉ số glucose huyết lúc đói đạt yêu cầu trên 74,5%, CSHQ: 121,6%, HbA1c đạt yêu cầu trên 75,9%, CSHQ: 30,5%. Kết luận: Truyền thông giáo dục sức khoẻ có hiệu quả tăng sự tuân thủ điều trị, giúp kiểm soát chỉ số glucose máu trên bệnh nhân đái tháo đường

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Vũ Huyền Anh (2016). Đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2. Nguyễn Thị Xuân Ái, Trương Thụy Kiều Oanh, Nguyễn Văn Tập (2015), "Tuân thủ điều trị đái tháo đường của người bệnh tại khoa nội tim mạch - nội tiết bệnh viện Bình Thạnh".
3. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết-chuyển hoá, Nhà xuất bản Y học.
4. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, Hà Nội.
5. Đỗ Văn Doanh (2016), "Thực trạng tuân thủ điều trịcủa người bệnh đái tháo đường týp 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016", Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2(2), 14-21.