THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN NĂM THỨ 5 NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI HỌC VIỆN Y – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NĂM HỌC 2021 – 2022

Vũ Thị Thơ1,, Mai Thúy Mai1
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng biểu hiện trầm cảm và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến biểu hiện trầm cảm ở sinh viên năm thứ 5 ngành y học cổ truyền. Kết quả nghiên cứu theo thang đo của Beck - II cho thấy có 152 trên tổng số 402 sinh viên (37,8%) có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau (BDI > 14 điểm. Lý do chọn ngành học, việc thích thú với việc học, hài lòng với phương pháp học, hài lòng với kết quả học tập và hài lòng với điểm tổng kết có mối liên quan đến tỷ lệ biểu hiện trầm cảm với p < 0,001. Cảm nhận về tài chính, làm thêm, mức lo lắng về việc làm, mức độ tập thể dục, mức độ tham gia hoạt động xã hội, điều kiện sống và tình trạng hôn nhân của bố mẹ có liên quan đến tỷ lệ biểu hiện trầm cảm với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Việt Đức (2015), Dấu hiệu trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở khối sinh viên đa khoa Trường đại học Y Dược Hải phòng, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Y Dược hải phòng.
2. Phan Nguyệt Hà (2022), “Trầm cảm ở sinh viên trường đại học Y hà nội năm học 2020-2021 trong bối cảnh đại dịch covid-19 và một số yếu tố liên quan”, Tại chí Y học Việt Nam, 515(1), Tr.10-14.
3. Lê Thị Vũ Huyền, Trầm cảm theo thang Dass 21 ở sinh viên hệ bác sỹ y khoa năm thứ nhẩt trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 và một số yếu tố liên quan - Tạp chí Y học Việt Nam 509, số 02, 2021
4. Nguyễn Đức Lương (2021), Thực trạng rối loạn trầm cảm ở sinh viên y đa khoa năm thứ 5 và 6 tại Đại học Y Dược năm học 2020 -2021, Khóa luận tốt nghiệp Y đa khoa, Đại học quốc gia Hà nội.
5. Trần Thái Phúc (2020), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại trường đại học Y Dược Thái bình năm 2020.”, Khoa học điều dưỡng, 03(05).
6. Tổ chức y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, mô tả lâm sàng nguyên tắc chỉ đạo và chuẩn đoán, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Alvi T., Assad F., Ramzan M., Khan F.A. (2010), “Depression, anxiety and their associated Factors among medical students”, Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan, 20(2), pp. 122-126.
8. Ayat R.Abdallah and Hala M.Gabr (2014), “Depression, anxiety and stress among first year medical students in an Egyptian public university”, International Research Journal of Medicine and Medical Sciences, 2(1), pp.11-19.
9. Halperin, Scott J., Matthew N. Henderson, Sofia Prenner, Prevalence of Anxiety and Depression Among Medical Students During the Covid-19 Pandemic: A Cross-Sectional Study –Journal of Medical Education and Curricular Development, 2020
10. Tran Quynh Anh, Michael P.D., Luu Ngoc Hoat (2014), “Well-being, depression and suicidal ideation among medical students throughout Viet Nam”, Vietnam Journal of Medicine and Pharmacy, 6(3), pp. 23-30.