ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA HÌNH GEN CYP3A5 ĐẾN DƯỢC ĐỘNG HỌC TACROLIMUS Ở BỆNH NHÂN NĂM ĐẦU TIÊN SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Vũ Quang Hợp1,2,, Phạm Văn Trân1, Hoàng Xuân Sử3, Ngô Thu Hằng2
1 Bệnh viện Quân Y 103 - Học viện Quân y
2 Học viện Quân y
3 Viện nghiên cứu Y dược học Quân sự- Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen CYP3A5 lên dược động học của tacrolimus năm đầu tiên sau ghép thận. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu theo dõi dọc, khảo sát 95 bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2023, thu thập thông tin liều sử dụng tacrolimus, xét nghiệm đa hình gen CYP3A5, định lượng nồng độ đáy tacrolimus. Kết quả: Bệnh nhân mang kiểu gen CYP3A5*1/*1 và CYP3A5*1/*3 dùng liều tacrolimus trung bình cao hơn bệnh nhân mang kiểu gen CYP3A5*3/*3. Nồng độ đáy tacrolimus trung bình của bệnh nhân ghép thận có kiểu gen CYP3A5*1/*1 và CYP3A5*1/*3 thấp hơn bệnh nhân có kiểu gen CYP3A5*3/*3. Tỷ lệ nồng độ/liều (C/D) tacrolimus trung bình của bệnh nhân có kiểu gen CYP3A5*1/*1, CYP3A5*1/*3 thấp hơn CYP3A5*3/*3. Kết luận: Tính đa hình gen CYP3A5 ảnh hưởng mạnh đến liều tacrolimus. Những bệnh nhân biểu hiện CYP3A5 cần liều tacrolimus trung bình cao hơn bệnh nhân không biểu hiện (CYP3A5*3/*3), trong khi nồng độ và tỷ lệ nồng độ trên liều (C/D) tacrolimus trung bình thấp hơn ở năm đầu tiên sau ghép thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Phan Hải An (2021). Sử dụng thuốc có cửa sổ điều trị hẹp trong ghép tạng. Tạp chí nghiên cứu Y học
2. Zaltzman Alina SR, Glick Lauren A, Zaltzman Jeffrey S, et al. (2016). The role of CYP3A5 polymorphism and dose adjustments following conversion of twice-daily to once-daily tacrolimus in renal transplant recipients. Transplantation research, 5(1): 1-6.
3. Turolo Stefano, Tirelli Amedea S, Ferraresso Mariano, et al. (2010). Frequencies and roles of CYP3A5, CYP3A4 and ABCB1 single nucleotide polymorphisms in Italian teenagers after kidney transplantation62(6): 1159-1169.
4. Sukkha Sayamon, Chindavijak Busba, Montakantikul Preecha, et al. (2017). Trough level from twice daily to once daily tacrolimus in early conversion kidney transplant recipients: a prospective study39: 1298-1303.
5. Luo Xi, Zhu Li-jun, Cai Ning-fang, et al. (2016). Prediction of tacrolimus metabolism and dosage requirements based on CYP3A4 phenotype and CYP3A5* 3 genotype in Chinese renal transplant recipients37(4): 555-560.
6. Kostalova Barbora, Mala-Ladova Katerina, Sulkova Sylvie Dusilova, et al. (2022). Comparison of different methods to assess tacrolimus concentration intra-patient variability as potential marker of medication non-adherence13: 973564.
7. Rodriguez‐Antona Cristina, Savieo Jessica L, Lauschke Volker M, et al. (2022). PharmVar GeneFocus: CYP3A5112(6): 1159-1171.
8. Li Liang, Li Chuan-Jiang, Zheng Lei, et al. (2011). Tacrolimus dosing in Chinese renal transplant recipients: a population-based pharmacogenetics study67: 787-795.
9. Kim In‐Wha, Noh Hyejin, Ji Eunhee, et al. (2012). Identification of factors affecting tacrolimus level and 5‐Year clinical outcome in kidney transplant patients111(4): 217-223.
10. Srinivas Lekshmy, Gracious Noble, Nair Radhakrishnan R %J Frontiers in Pharmacology (2021). Pharmacogenetics based dose prediction model for initial tacrolimus dosing in renal transplant recipients12: 726784.