THỰC TRẠNG SÂU RĂNG SỮA Ở HỌC SINH LỚP 5 TẠI HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh sâu răng sữa ở học sinh lớp 5. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 502 học sinh lớp 5 (12 tuổi), đang học tại trường Trường Tiểu học Kim Liên - Đống Đa và Trường Tiểu học Lý Thái Tổ - Trung Hoà – Cầu Giấy - Hà Nội. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng sữa là 36,3% trong đó, tỷ lệ sâu răng sữa ở học sinh nam là 38,9% cao hơn ở học sinh nữ là 32,9%. Chỉ số dmft = 1,16 ± 2,10, chỉ số dmfs = 1,54 ± 3,02. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng sữa trong nghiên cứu này là 36,3% đang ở mức cao. Thành phần dt và ds chiếm chủ yếu trong chỉ số dmft, dmfs phản ánh mức độ quan tâm chưa đầy đủ đến tình trạng sâu răng sữa ở nhóm trẻ này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sâu răng sữa, chỉ số dmft, chỉ số dmfs
Tài liệu tham khảo
2. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Hồng Minh, Trần Cao Bính. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2019. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2019;24-25.
3. Ngô Văn Toàn, Vũ Mạnh Tuấn. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Răng Hàm Mặt. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2021:47-60.
4. Phạm Minh Khuê, Lê Ngọc Thanh, Phạm Thanh Hải. Thực trạng sâu răng, viêm lợi ở học sinh trường tiểu học Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;503(số đặc biệt): 44-49.
5. Dye BA, Thornton-Evans G, Li X. et al. “Dental caries and sealant prevalence in children and adolescents in the United States, 2011–2012”. NCHS data brief. 2015;191.
6. Goenka P, Dutta S, Marwah N, et al. Prevalence of Dental Caries in Children of Age 5 to 13 Years in District of Vaishali, Bihar, India. Int J Clin Pediatr Dent. 2018;11(5):359-364.
7. Khan SQ. Dental caries in Arab League countries: a systematic review and meta-analysis, Int Dent J., 2014;64(4):73-180.