ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỤP CẮT LỚP QUANG HỌC TRONG LÒNG MẠCH (OCT) ĐỂ HƯỚNG DẪN TỐI ƯU CAN THIỆP Ở NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi, an toàn và vai trò của phương pháp chụp cắt lớp quang học trong lòng mạch (OCT) để hướng dẫn tối ưu ở người bệnh được can thiệp động mạch vành. Đối tượng và phương pháp: 25 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mạch vành và có chỉ định can thiệp động mạch vành, điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Tâm Anh từ tháng 4/2022 đến tháng 10/2023. Hình ảnh nội mạch được phân tích trước và sau can thiệp bằng máy chụp cắt lớp vi tính quang học động mạch vành (OCT). Kết quả: Tuổi trung bình là 49,12 ± 9,07, nam chiếm 68%. Kỹ thuật an toàn, không gặp các biến chứng các biến cố tim mạch lớn (MACE) trong thời gian nằm viện. OCT có vai trò trong hướng dẫn tối ưu hóa can thiệp thông qua các tiêu chí đạt được cao, trong đó diện tích lòng mạch nhỏ nhất trong lòng stent 5,79 ± 1,11 mm2; Tỉ lệ giãn nở stent đạt được 85,89±17,25%; 92% đạt tiêu chí không tách cạnh stent; 88% đạt tiêu chí áp sát thành mạch 88%; 96% đạt tiêu chí bao phủ tổn thương; 80% đạt tiêu chí lỗi nhu mô vào stent. Tỉ lệ bệnh nhân đạt đầy đủ các tiêu chí tối ưu kết quả đạt stent là 68%, tổn thương vôi hóa làm tăng nguy cơ khó đạt được tối ưu với tỉ suất chênh OR=16,80 (Khoảng tin cậy 95%:1,62-174,52, p<0,05). Kết luận: Chụp cắt lớp quang học trong lòng mạch là kỹ thuật an toàn, khả thi để đánh giá tổn thương động mạch vành với kết quả tối ưu hóa cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chụp cắt lớp quang học trong lòng mạch, nhồi máu cơ tim, động mạch vành.
Tài liệu tham khảo
2. Nagaraja V, Kalra A, Puri R. When to use intravascular ultrasound or optical coherence tomography during percutaneous coronary intervention? Cardiovasc Diagn Ther. 2020;10(5):1429-1444. doi:10.21037/cdt-20-206.
3. Phạm Mạnh Hùng. Các thăm dò xâm lấn đánh giá giả phẫu và sinh lý động mạch vành: IVUS, OCT, FFR. Tim Mạch Can Thiệp.Tập 1. Nhà xuất bản Y học; 2022.
4. Trần Minh Trung, Nguyễn Trung Kiên, Huỳnh Trung Cang. Nghiên cứu hình thái tổn thương động mạch vành gây hẹp có ý nghĩa bằng chụp cắt lớp kết quang (OCT) trước can thiệp động mạch tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023(60):192-198.
5. Meneveau N, Souteyrand G, Motreff P, et al. Optical coherence tomography to optimize results of percutaneous coronary intervention in patients with non–ST-elevation acute coronary syndrome: results of the multicenter, randomized DOCTORS study (Does Optical Coherence Tomography Optimize Results of Stenting). Circulation. 2016;134(13):906-917.
6. Chamié D, Costa Jr JR, Damiani LP, et al. Optical coherence tomography versus intravascular ultrasound and angiography to guide percutaneous coronary interventions: the iSIGHT randomized trial. Circulation: Cardiovascular Interventions. 2021;14(3):e009452.
7. Antonsen L, Thayssen P, Maehara A, et al. Optical Coherence Tomography Guided Percutaneous Coronary Intervention With Nobori Stent Implantation in Patients With Non–ST-Segment–Elevation Myocardial Infarction (OCTACS) Trial: Difference in Strut Coverage and Dynamic Malapposition Patterns at 6 Months. Circulation: Cardiovascular Interventions. 2015; 8(8):e002446.
8. Habara M, Nasu K, Terashima M, et al. Impact of frequency-domain optical coherence tomography guidance for optimal coronary stent implantation in comparison with intravascular ultrasound guidance. Circulation: Cardiovascular Interventions. 2012;5(2):193-201.
9. Kubo T, Shinke T, Okamura T, et al. Optical frequency domain imaging vs. intravascular ultrasound in percutaneous coronary intervention (OPINION trial): one-year angiographic and clinical results. European Heart Journal. 2017;38(42):3139-3147.
10. Ali ZA, Maehara A, Généreux P, et al. Optical coherence tomography compared with intravascular ultrasound and with angiography to guide coronary stent implantation (ILUMIEN III: OPTIMIZE PCI): a randomised controlled trial. The Lancet. 2016;388(10060):2618-2628