ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh nhược cơ là một rối loạn thần kinh - cơ tự miễn hiếm gặp, tuy nhiên là một bệnh nặng với tỷ lệ tái phát cao, gây nhiều thách thức trong chẩn đoán và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên các bệnh nhân nhược cơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị nhược cơ tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2024. Kết quả: yếu cơ dao động trong ngày là 62,5%, test Prostigmin dương tính là 90,6%, điện cơ với nghiệm pháp kích thích lặp lại dương tính là 96,9%, u tuyến ức chiếm 34,4%. Kết luận: bệnh nhược cơ có xu hướng thường gặp ở tuổi trung niên, với tỷ lệ nữ gần gấp đôi nam, biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhược cơ tương đối đa dạng với nhiều mức độ khác nhau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhược cơ, bệnh lý thần kinh – cơ, nghiệm pháp kích thích lặp lại.
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Kiều Anh Thơ, Lê Đình Tùng, Nguyễn Thanh Bình. (2021). Đặc điểm lâm sàng và test kích thích thần kinh lặp lại ở bệnh nhân nhược cơ. Tạp chí nghiên cứu y học, 137(1), 213-221.
3. Phạm Lê Huyền Trân, Lê Văn Minh. (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân nhược cơ tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ năm 2017 đến năm 2019. Unpublished Luận văn Bác Sĩ Nội Trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Phan Thanh Hiếu, Phan Việt Nga, Nhữ Đình Sơn, Nguyễn Giang Nam, Đỗ Khắc Đại. (2014). Đánh giá nồng độ tự kháng thể kháng thụ cảm thể acetylcholin ở bệnh nhân nhược cơ. Tạp chí Y học Việt Nam, 9(1), 32-35.
5. Dresser, L., Wlodarski, R., Rezania, K. & Soliven, B. (2021). Myasthenia Gravis: Epidemiology, Pathophysiology and Clinical Manifestations. J Clin Med, 10(11).
6. Hehir, M. K. & Silvestri, N. J. (2018). Generalized Myasthenia Gravis: Classification, Clinical Presentation, Natural History, and Epidemiology. Neurol Clin, 36(2), 253-260.
7. Tannemaat, M. R., Huijbers, M. G. & Verschuuren, Jjgm. (2024). Myasthenia gravis-Pathophysiology, diagnosis, and treatment. Handb Clin Neurol, 200, 283-305.
8. García Estévez, D. A. & Pardo Fernández, J. (2023). Myasthenia gravis. Update on diagnosis and therapy. Med Clin (Barc), 161(3), 119-127.