ĐÁNH GIÁ THANG ĐO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VEINES-QOL/SYM Ở BỆNH NHÂN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI

Trần Thanh Vỹ1,2, Nguyễn Lâm Mỹ Uyên3, Hồ Tất Bằng1,2, Hồ Tất Bằng1,2, Trần Thị Anh Thư4, Lâm Thảo Cường1,2,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
2 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM
4 Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị nội dung và tính tin cậy nội bộ thang đo VEINES-QoL/Sym trên bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng - Phương pháp: Hội đồng chuyên gia gồm 05 bác sĩ chuyên khoa Mạch máu, có chuyên môn từ thạc sĩ trở lên, thực hiện đánh giá giá trị nội dung bằng thang đo 4 mức. Tính giá trị nội dung được đánh giá qua 2 chỉ số CVI và Kappa. Sau khi hình thành phiên bản Tiếng Việt của thang đo, tiến hành nghiên cứu trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán HKTMSCD tại Phòng khám Lồng ngực – Mạch máu và phòng khám Tim Mạch, Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Tính tin cậy nội bộ được báo cáo bằng chỉ số Cronbach’s Alpha. Kết quả: Hai mươi sáu câu hỏi của bản dịch VEINES-QOL/Sym tiếng Việt đều có I-CVI=1, Pc=0,03, Kappa=1, giá trị nội dung toàn thang đo S-CVI=1. Tất cả các câu hỏi đều có tương quan biến tổng đạt yêu cầu ≥ 0,3 với tương quan nằm trong khoảng 0,31 đến 0,8. Tính tin cậy nội bộ toàn thang đo đạt mức tốt với Cronbach’s Alpha là 0,90. Hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi lĩnh vực đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,7, cụ thể đối với VEINES-QOL là 0,90 và VEINES-Sym là 0,86. Kết luận: thang đo VEINES-QOL/Sym phiên bản tiếng Việt có giá trị nội dung và tính tin cậy nội bộ mức độ tốt, phù hợp để đánh giá chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân có HKTMSCD tai Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Đức Thảo (2020) Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đầu và kết quả dự phòng bằng Heparin Trọng Lượng Phân Tử Thấp Ở Bệnh Nhân Hồi Sức Cấp Cứu, Đại học Y Hà Nội,
2. American Heart Association (2023) Venous Thromboembolism, https://www.heart.org/en/ health-topics/venous-thromboembolism,
3. Beaton D. E., Bombardier C., Guillemin F., Ferraz M. B. (2000) "Guidelines for the process of cross-cultural adaptation of self-report measures". Spine (Phila Pa 1976), 25 (24), 3186-91.
4. Kahn SR, Solymoss S, Lamping DL, Abenhaim L. (2000) "Long-term outcomes after deep vein thrombosis: Postphlebitic syndrome and quality of life. ". J GEN INTERN MED, 15 (6), 425-429.
5. Korlaar IM van, Vossen CY, Rosendaal FR, et al. (2004) "The impact of venous thrombosis on quality of life". Thrombosis Research, 114 (1), 11-18.
6. Lamping DL, Schroter S, Kurz X, Kahn SR, Abenhaim L. (2003) "Evaluation of outcomes in chronic venous disorders of the leg: development of a scientifically rigorous, patient-reported measure of symptoms and quality of life". J Vasc Surg, 37 (2), 410-419.
7. Utne KK, Tavoly M, Wik HS, et al. (2016) "Health-related quality of life after deep vein thrombosis". SpringerPlus, 5 (1), 1278.
8. Zamanzadeh V., Ghahramanian A., Rassouli M., Abbaszadeh A., Alavi-Majd H., Nikanfar A. R. (2015) "Design and Implementation Content Validity Study: Development of an instrument for measuring Patient-Centered Communication". J Caring Sci, 4 (2), 165-78.