STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÔNG GÂY TAN MÁU PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM NUÔI CẤY TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM

Nguyễn Ngọc Trường1,
1 Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Staphylococcus aureus là cầu khuẩn Gram dương, có khả năng gây bệnh tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn da – mô mềm, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm màng não,...Khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu, Staphylococcus aureus thường gây tan máu beta (tan máu hoàn toàn). Đây là một trong những đặc điểm đặc trưng đầu tiên được sử dụng để xác định Staphylococcus aureus trong phòng xét nghiệm. Các chủng không gây tan máu thường được coi là Staphylococcus coagulase âm tính (CNS) ít khi gây bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các chủng Staphylococcus aureus đều có khả năng gây tan máu beta. Một số ít các chủng Staphylococcus aureus có thể không gây tan máu. Do đó, khi nuôi cấy các bệnh phẩm trong phòng xét nghiệm, cần tiến hành các bước định danh tiếp theo khi nghi ngờ Staphylococcus là tác nhân gây bệnh, để không bỏ sót chẩn đoán đối với các trường hợp Staphylococcus aureus không gây tan máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. David, M.Z. and Daum et al. (2010). Community-Associated Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus: Epidemiology and Clinical Consequences of an Emerging Epidemic. Clinical Microbiology Reviews, 23, 616 – 687.
2. Lê Huy Chính (2012). Vi sinh vật Y học, NXB Y học, 133 – 141.
3. William R. Schwan, Michael H. Langhorne, Heather D. Ritchie et al. (2003). Loss of hemolysin expression in Staphylococcus aureus agr mutants correlates with selective survival during mixed infections in murine abscesses and wounds. FEMS Immunology & Medical Microbiology, 38 (1), 23 – 28.
4. Valerie E. Ryman, Felicia M. Kautz, and Steve C. Nickerson (2021). Case Study: Misdiagnosis of Nonhemolytic Staphylococcus aureus isolates from cases of Bovine Mastitis as Coagulase-Negative Staphylococci. Animals 2021, 11(2), 252.
5. Rebecca Buxton (2005). Blood Agar Plates and Hemolysis Protocols. American society for Microbilology, 30 September 2005.
6. Haifang Zhang, Yi Zheng, Huasheng Gao et al (2016). Identification and Characterization of Staphylococcus aureus strains with an Incomplete Hemolytic Phenotype. Front Cell Infect Microbiol, 2016; 6: 146.
7. Li – Juan Wang, Xin Yang, Su – Yun Qian (2020). Identification of hemolytic activity and hemolytic genes of Methicillin – resistant Staphylococcus aureus isolated from Chinese children. Chin Med J (Engl). 2020 Jan 5; 133(1): 88 – 90.
8. Stephen H. Gillespie, Peter M. Hawkey (2005). Principle and practice of clinical Bacteriology. John Wiley & Sons Ltd, 2nd edition, 84 – 85.
9. David P Kateete, Cyrus N Kimani, Fred A Katabaz et al. (2010). Identification of Staphylococcus aureus: DNase and Mannitol salt agar improve the efficiency of the tube coagulase test. Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials, vol 9, Article number: 23 (2010), 153.
10. Connie R. Mahon, Donald C. Lehman, George Manuselis (2015). Text book of Diagnostic Microbiology. ELSEVIA, 5th edition, 323 – 324.