ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG TRỌNG LƯỢNG THAI QUA LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐỦ THÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ 2022-2024

Lê Bá Phú1, Trần Khánh Nga1,, Phan Hữu Thúy Nga1, Phan Thị Kim Thi2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ước lượng chính xác trọng lượng thai (TLT) rất quan trọng trong thai kì để tiên lượng cho chuyển dạ. Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sự chính xác của ước lượng TLT qua siêu âm và nghiên cứu ứng dụng các phương pháp ước lượng TLT qua lâm sàng và siêu âm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 250 sản phụ mang đơn thai từ 37 tuần đến 42 tuần đến sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Kết quả: Có 85,2% được ước tính chính xác TLT. Trong đó, cân nặng trẻ bất thường, bất thường nước ối và ngôi bất thường ảnh hưởng tới sự chính xác ước lượng TLT. Có mối liên quan giữa lâm sàng và TLT đủ tháng, cụ thể: bề cao tử cung (BCTC) là y = 92,348xBCTC + 243,466 với r = 0,455; vòng bụng (VB) là y = 26,715xVB + 522,488 với r = 0,452 (p < 0,05). Có sự liên quan giữa siêu âm và TLT đủ tháng, cụ thể: đường kính lưỡng đỉnh (BPD) là y = 58,252xBPD – 2212,401 với r = 0,566; chu vi đầu (HC) là y = 14,107xHC – 1491,33 với r = 0,509; chiều dài xương đùi (FL) là y = 69,464xFL – 1606,411 với r = 0,53; chu vi bụng (AC) là y= 15,867xAC – 2195,855 với r = 0,746 (p < 0,05). Sau phân tích đa biến, phương trình tốt nhất theo tiêu chí chính xác và đơn giản nhất: y = 13,634xAC + 41,869xFL – 4302,173 với r = 0,804 p < 0,05. Kết luận: cân nặng trẻ bất thường, bất thường nước ối và ngôi bất thường ảnh hưởng tới sự chính xác trong ước lượng TLT. Có mối tương quan giữa lâm sàng và siêu âm trong ước lượng TLT ở thai đủ tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Lan Anh. Một số yếu tố của mẹ và thai ảnh hưởng tới sự chính xác của siêu âm trong ước tính trọng lượng thai. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108. 2021; 16(4):77-83.
2. Lê Lam Hương. Nghiên cứu giá trị dự đoán trọng lượng thai của thai đủ tháng qua lâm sàng và siêu âm. Tạp chí Phụ Sản. 2024; 12(1):58-63.
3. Nguyễn Thị Minh Trang. Vai trò của siêu âm và lâm sàng trong ước lượng trọng lượng thai từ 37 đến 42 tuần. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020. 85.
4. Blitz M.J., Rochelson B., Stork L.B., et al. Effect of maternal body mass index and amniotic fluid index on the accuracy of sonographic estimation of fetal weight in late gestation. Am J Perinatol. 2018; 35(13):1235-1240.
5. Dudley N.J. A systematic review of the ultrasound estimation of fetal weight. Ultrasound Obstet Gynecol. 2005; 25(1):80-89.
6. Hiwale S., Firtion C. Analysis of factors influencing accuracy of ultrasound-based fetal weight estimation. Indian J Radiol Imaging. 2020; 30(2):156-162
7. Karahanoglu E., Altinboga O., Akpinar F., et al. The Effect of the amniotic fluid index on the accuracy of ultrasonographic-estimated fetal weight. Ultrasound Q. 2017; 33(2):148-152.
8. Melamed N., Ben-Haroush A., Meizner I., et al. Accuracy of sonographic fetal weight estimation: a matter of presentation. Ultrasound Obstet Gynecol. 2011; 38(4):418-424.
9. Shmueli A., Aviram A., Bardin R., et al. Effect of fetal presentation on sonographic estimation of fetal weight according to different formulas. Int J Gynaecol Obstet. 2017; 137(3):234-240.
10. Stubert J., Peschel A., Bolz M., Glass Ä., Gerber B. Accuracy of immediate antepartum ultrasound estimated fetal weight and its impact on mode of delivery and outcome - a cohort analysis. BMC Pregnancy Childbirth. 2018; 18(1):118.