KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Văn Ngọc Phùng 1,, Trọng Hưng Nguyễn 2
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mức độ tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) ở bệnh nhân tai biến mạch máu não (TBMN) có THA đồng thời phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng & Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện từ 9/2020 – 6/2021 trên202 người bệnh TBMN có THA điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Dữ liệu được thu thập qua bệnh án và bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn. Đánh giá tuân thủ điều trị thuốc dựa vào thang điểm Morisky-8. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,13±11,54, trong đó nam giới chiếm 55%. Sự hiểu biết của người bệnh về THA ở các mức độ như kém, trung bình vàcao lần lượt là 20,8%, 47,0% và 32,3%. Điểm Morisky-8 trung bình là 4,93±1,97. Tỷ lệ tuân thủ thuốc điều trị THA ở mức độ kém, trung bình và cao lần lượt là 59,9%, 31,7% và 8,4%. Giới tính, tuổi, việc tham gia bảo hiểm y tế, hút thuốc lá thường xuyên, thời gian bị THA và sự hiểu biết của người bệnh về THA là các yếu tố liên quan độc lập với việc tuân thủ thuốc điều trị THA. Kết luận: Sự kém tuân thủ thuốc điều trị THA ở nhóm người bệnh nghiên cứuchiếm tỷ lệ cao (59,9%). Các yếu tố liên quan độc lập với sự tuân thủ điều trị THA được ghi nhận gồm: nhóm tuổi trên 50, nữ giới, tham gia bảo hiểm y tế, không hút thuốc lá, thời gian mắc THA trên 5 năm và sự hiểu biết đầy đủ của người bệnh về THA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Katsanos A.H., Filippatou A., Manios E., et al. (2017). Blood Pressure Reduction andSecondary Stroke Prevention: A Systematic Review and Metaregression Analysis of Randomized Clinical Trials. Hypertension, 69(1), 171–179.
2. Gupta P., Patel P., Štrauch B., et al. (2017). Risk Factors for Nonadherence to Antihypertensive Treatment. Hypertension, 69(6), 1113–1120.
3. Langagergaard V., Palnum K.H., Mehnert F., et al. (2011). Socioeconomic differences in quality of care and clinical outcome after stroke: a nationwide population-based study. Stroke, 42(10), 2896–2902.
4. Schulz M., Krueger K., Schuessel K., et al. (2016). Medication adherence and persistence according to different antihypertensive drug classes: A retrospective cohort study of 255,500 patients. Int J Cardiol, 220, 668–676.
5. Pan J., Lei T., Hu B., et al. (2017). Post-discharge evaluation of medication adherence and knowledge of hypertension among hypertensive stroke patients in northwestern China. Patient Prefer Adherence, 11, 1915–1922.
6. Xu J., Zhao X., Wang Y., et al. (2013). Impact of a better persistence with antihypertensive agents on ischemic stroke outcomes for secondary prevention. PLoS One, 8(6), e65233.
7. Lee G.K.Y., Wang H.H.X., Liu K.Q.L., et al. (2013). Determinants of medication adherence to antihypertensive medications among a Chinese population using Morisky Medication Adherence Scale. PLoS One, 8(4), e62775.
8. Vũ Xuân Phú và Cs. (2012). Nghiên cứu một số yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân 25-60 tuổi tại 4 phường thành phố Hà Nội, năm 2011. Tạp chí Y học thực hành, số 5, 47–51.
9. Ois A., Gomis M., Rodríguez-Campello A., et al. (2008). Factors Associated With a High Risk of Recurrence in Patients With Transient Ischemic Attack or Minor Stroke. Stroke, 39(6), 1717–1721.