MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HỌC Ở BỆNH NHÂN GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH NGƯỜI LỚN CÓ HIỆN DIỆN KHÁNG THỂ KHÁNG NHÂN (ANA)

Thị Ngọc Sang Nguyễn 1,2,, Thị Mỹ Duyên Trần 2, Monivong Cheanh Beaupha Suzanne 1,2
1 Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, sinh học, điều trị ban đầu ở hai nhóm bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch người lớn có xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) dương và âm tính. Đối tượng: Bệnh nhân (BN) > 15 tuổi giảm tiểu cầu miễn dịch mới chẩn đoán được nhập viện vào khoa Huyết học bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian 02/2020 đến 07/2021, được làm xét nghiệm ANA trong quá trình tiếp cận chẩn đoán. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu và tiến cứu. Kết quả: 149 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ nam/nữ là 1/2,46. Tuổi trung bình là 46,56 tuổi. Tỉ lệ xuất huyết lúc nhập viện là 94%, thường nhất là độ II chiếm 60,4%, xuất huyết nặng độ IV chiếm 10,7%. Phần lớn BN nhập viện có xuất huyết da với 88,7%, kế tiếp là xuất huyết niêm mạc 48,9%. Trong nghiên cứu cũng ghi nhận 7/149 (5%) BN xuất huyết não được xác nhận bằng CT scan sọ não. 49% BN nhập viện với tình trạng thiếu máu. 40/149 (26,8%) BN có xét nghiệm ANA dương tính. 2/143 (1,4%) BN dương tính với anti DsDNA, đồng thời cũng dương tính với ANA. Số BN giảm C3 và C4 lần lượt là 10/125 (8%) và 13/125 (10,4). Không ghi nhận khác biệt về giới tính, độ tuổi, bệnh nền, vị trí xuất huyết, số lượng tiểu cầu, số ngày nằm viện và số đơn vị chế phẩm máu cần truyền. Yếu tố liên quan với giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) có hiện diện ANA được xác định là mức độ xuất huyết, thiếu máu và nồng độ Hemoglobin. Kết luận: Tỉ lệ dương tính của xét nghiệm ANA trong ITP mới chẩn đoán là 26,8% (95%CI:19,9-34,7%), nhiều nhất trong các xét nghiệm tầm soát bệnh tự miễn trong nghiên cứu (ANA, anti DsDNA, C3, C4). Những BN có hiện diện ANA có tỉ lệ xuất huyết nặng nhiều hơn, thiếu máu lúc nhập viện nhiều hơn và nồng độ Hemoglobin thấp hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abbasi S. Y., Milhem M., Zaru L. (2008), "A positive antinuclear antibody test predicts for a poor response to initial steroid therapy in adults with idiopathic thrombocytopenic purpura". Ann Hematol, 87 (6), pp. 459-62.
2. Aledort L. M., Hayward C. P., Chen M. G., Nichol J. L., Bussel J. (2004), "Prospective screening of 205 patients with ITP, including diagnosis, serological markers, and the relationship between platelet counts, endogenous thrombopoietin, and circulating antithrombopoietin antibodies". Am J Hematol, 76 (3), pp. 205-13.
3. Dal M. S., Karakus A., Dal T., Aydin B. B., Hattapoglu E., et al. (2017), "Assessment of the underlying causes of the immune thrombocytopenia: Ten years experience". J Pak Med Assoc, 67 (7), pp. 1004-1008.
4. Ezzat Loui (2017), "The Effect of Anti-Nuclear Antibody Positivity on Immune Thrombocytopenic Purpura and its Clinical Course". Hematology, Blood Transfusion & Disorder, 4, pp. 1-3.
5. Khellaf M., Chabrol A., Mahevas M., Roudot-Thoraval F., Limal N., et al. (2014), "Hydroxychloroquine is a good second-line treatment for adults with immune thrombocytopenia and positive antinuclear antibodies". Am J Hematol, 89 (2), pp. 194-8.
6. Moulis G., Germain J., Comont T., Brun N., Dingremont C., et al. (2017), "Newly diagnosed immune thrombocytopenia adults: Clinical epidemiology, exposure to treatments, and evolution. Results of the CARMEN multicenter prospective cohort". Am J Hematol, 92 (6), pp. 493-500.
7. Provan D., Arnold D. M., Bussel J. B., Chong B. H., Cooper N., et al. (2019), "Updated international consensus report on the investigation and management of primary immune thrombocytopenia". Blood Adv, 3 (22), pp. 3780-3817.
8. Rodeghiero F., Michel M., Gernsheimer T., Ruggeri M., Blanchette V., et al. (2013), "Standardization of bleeding assessment in immune thrombocytopenia: report from the International Working Group". Blood, 121 (14), pp. 2596-606.