MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC DINH DƯỠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM CỦA NGƯỜI TỪ 25-64 TUỔI Ở TỈNH THÁI BÌNH

Phạm Thị Thương1,, Nguyễn Thị Đoá2, Phạm Thị Mai2, Nguyễn Thị Út Tâm2, Trần Thị Kim Cúc2, Nguyễn Thị Cẩm Vân2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện Vinmec Times City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mô hình bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh không lây nhiễm mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không hoạt động thể chất là những yếu tố hàng đầu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định một số chỉ số nhân trắc dinh dưỡng và yếu tố liên quan tới bệnh không lây nhiễm ở người từ 25-64 tuổi tại 2 xã/phường, tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với cỡ mẫu 400 người trưởng thành trong độ tuổi 25-64 sinh sống tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả: Chiều cao trung bình của nam giới dao động quanh mức 164 cm và nữ là 159 cm. Tỷ lệ thừa cân béo phì của người trưởng thành trong độ tuổi 25-64 là 39,7%. Yếu tố liên quan tới bệnh không lây nhiễm là tình trạng thừa cân (OR=2,31; 95%CI=1,47-3,63). Kết luận: Tỷ lệ thừa cân của người trưởng thành trong độ tuổi 25-64 cao. Tình trạng thừa cân cũng là yếu tố liên đến bệnh không lây nhiễm trong nghiên cứu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GBD (2016), "Global, regional, and national comparative risk assessment of 79 behavioural, environmental and occupational, and metabolic risks or clusters of risks, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015", Lancet, 388(10053), pp. 1659-1724.
2. Riaz B. K., M. Z. Islam, Anms Islam, et al. (2020), "Risk factors for non-communicable diseases in Bangladesh: findings of the population-based cross-sectional national survey 2018", BMJ Open, 10(11), pp. e041334.
3. Haileamlak A. (2019), "Physical Inactivity: The Major Risk Factor for Non-Communicable Diseases", Ethiop J Health Sci, 29(1), pp. 810.
4. Nguyễn Thiện Tuấn (2015), Nhận định một số yếu tố nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 chưa được chẩn đoán, Đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở, Bệnh viện An Giang.
5. Nguyễn Nhật Cảm (2016), "Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thừa cân-béo phì ở người trưởng thành tại thành phố Hà Nội, năm 2016", Tạp chí Y học dự phòng, 27(6), tr. 207-214.
6. Nguyễn Thị Thanh Mai (2020), Thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại 2 xã, phường thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sỹ Dinh dưỡng, Đại học Y Dược Huế.
7. Đoàn Phước Thuộc (2019), "Nghiên cứu thực trạng nhận biết một số bệnh không lây nhiễm và hành vi điều trị, dự phòng ở người dân tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Y Dược học - Đại học Y Dược Huế, 9(1), tr. 80-86.
8. Lưu Minh Châu, Đinh Văn Tài and Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2017), "Nghiên cứu thực trạng một số bệnh không lây nhiễm tại ba huyện thuộc tỉnh Hưng Yên năm 2017", Tạp chí Y học cộng đồng, 2(49), tr. 24-29.
9. Phạm Thế Xuyên (2019), Thực trạng tăng huyết áp ở người dân từ 25-64 tuổi tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và chi phí - hiệu quả của biện pháp can thiệp, Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
10. Hoàng Đức Thuận Anh (2013), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi tại huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế", Tạp chí Y học thực hành, 876(7), tr. 135-138.