NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG ÂM NHẠC TẦN SỐ THẤP ĐẾN BỆNH NHÂN NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI

Trần Duy1,, Đỗ Thị Thảo2, Phạm Nguyên Quân2
1 Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy âm nhạc tần số thấp giúp giảm huyết áp, nhịp tim, nhịp thở của bệnh nhân trong quá trình điều trị nội nha. Tuy nhiên, vai trò cân bằng tâm lý và giảm đau của âm nhạc tần số thấp trên bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới chưa được thực hiện ở Việt Nam. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá tác động của âm nhạc tần số thấp đến sự hài lòng của bệnh nhân khi nhổ răng khôn hàm dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nửa miệng có can thiệp lâm sàng trên 105 bệnh nhân có răng khôn hàm dưới được chỉ định nhổ đến khám tại phòng khám Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2, tỉnh Bình Dương. Kết quả: Tổng cộng 105 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, với độ tuổi trung bình là 33,1 ± 10,14, nữ giới chiếm 59%. Phần lớn bệnh nhân có mức độ lo âu nhẹ đến trung bình khi nhổ răng khôn theo phân loại Corah, trong đó mức độ lo âu sau nhổ răng ít hơn so với trước nhổ với điểm lo âu trung bình là 18,50 ± 6,50 so với 20,70 ± 5,84 (p=0,001). Đo mức độ đau kết hợp Wong-Baker Faces và đo mức độ đau bằng lời nói sau nhổ răng đều thấp hơn đáng kể so với trước nhổ răng (2,42 ± 1,43 so với 2,90 ± 1,07, p=0,001) và (1,65 ± 1,23 so với 2,12 ± 1.24, p=0,001). Các bệnh nhân được nghe nhạc tần số thấp khi nhổ răng khôn đều có cải thiện đáng kể về mức độ đau và lo âu so với bệnh nhân không nghe nhạc. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới có mức độ lo âu nhẹ và trung bình khi nhổ răng. Mức độ đau và lo âu giảm ít hơn sau nhổ răng so với trước nhổ. Các bệnh nhân được nghe nhạc tần số thấp khi nhổ răng đều có cải thiện đáng kể về mức độ đau và lo âu so với bệnh nhân không nghe nhạc

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Nguyên, Hoàng Kim Loan, Nguyễn Thị Thúy Hạnh và các cộng sự. (2022), "một số yếu tố lâm sàng của răng khôn hàm dưới ở nhóm đối tượng có chỉ định nhổ răng", Tạp chí Y học Việt Nam. 519(2).
2. Calamassi D. và G. P. Pomponi (2019), "Music Tuned to 440 Hz Versus 432 Hz and the Health Effects: A Double-blind Cross-over Pilot Study", Explore (NY). 15(4), tr. 283-290.
3. Corah N. L., E. N. Gale và S. J. Illig (1978), "Assessment of a dental anxiety scale", J Am Dent Assoc. 97(5), tr. 816-9.
4. Di Nasso L., A. Nizzardo, R. Pace và các cộng sự. (2016), "Influences of 432 Hz Music on the Perception of Anxiety during Endodontic Treatment: A Randomized Controlled Clinical Trial", J Endod. 42(9), tr. 1338-43.
5. Garra G., A. J. Singer, A. Domingo và các cộng sự. (2013), "The Wong-Baker pain FACES scale measures pain, not fear", Pediatr Emerg Care. 29(1), tr. 17-20.
6. Hoffmann B., K. Erwood, S. Ncomanzi và các cộng sự. (2022), "Management strategies for adult patients with dental anxiety in the dental clinic: a systematic review", Aust Dent J. 67 Suppl 1(Suppl 1), tr. S3-s13.
7. Linton Steven J. và William S. Shaw (2011), "Impact of Psychological Factors in the Experience of Pain", Physical Therapy. 91(5), tr. 700-711.
8. Moorthi Ruubini Kasava và MP Kumar (2019), "pre and post-operative anxiety in patients undergoing dental extractions", International Journal of Clinical Dentistry. 12(2).