TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE GÂY NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG NĂM 2023

Nguyễn Thị Hương1,2, Nguyễn Văn An3,4, Phạm Thị Loan5, Lê Hạ Long Hải2,5,
1 Bệnh viện đa khoa Đức Giang
2 Đại học Y Hà Nội
3 Học viện Quân y
4 Bệnh viện Quân y 103
5 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Streptococcus pneumoniae được biết đến là một căn nguyên hàng đầu gây nhiễm khuẩn hô hấp -nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn này khiến việc điều trị ngày càng gặp nhiều trở ngại. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ nhiễm và đặc điểm kháng kháng sinh của S. pneumoniae gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 6 tuổi phân lập tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm của S. pneumoniae là 7,7% (421/5453), trong đó tỷ lệ nhiễm ở nhóm trẻ 1-5 tuổi cao hơn tỷ lệ nhiễm ở trẻ dưới 1 tuổi (OR=1,67; p<0,01) và gặp nhiều nhất ở bệnh nhân khoa Nhi (10,4%). Các chủng S. pneumoniae đề kháng rất cao Clindamycin (96,2%), Tetracycline (90%), Trimethoprim-sulfamethoxazole (60,2%) và gần như kháng hoàn toàn với Erythromycin (99,5%). Vi khuẩn có tỷ lệ nhạy cảm với Rifampin, Chloramphenicol, Ceftriaxone, Penicillin G, Cefotaxime lần lượt là 99,2%, 91,5%, 84,8%, 74,2% và 68,4%. Tuy nhiên S. pneumoniae còn nhạy cảm 100% với kháng sinh nhóm Fluoroquinolone (Moxifloxacin, Levofloxacin), Vancomycin và Linezolid. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm S. pneumoniae có mối liên quan với các yếu tố tuổi và khoa/phòng điều trị. Các kháng sinh có thể là những lựa chọn phù hợp trong nhiễm khuẩn hô hấp do S. pneumoniae là Levofloxacin, Moxifloxacin, Linezolid hoặc Vancomycin

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNICEF, One child dies of pneumonia every 39 seconds, agencies warn. 2019.
2. Bộ Y tế, Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội., 2017.
3. Đỗ Ngọc Hoài, Nghiên cứu sự nhạy cảm với kháng sinh của một số chủng vi khuẩn gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa 2009-2014 Tạp chí Nghiên cứu và thực hành Nhi khoa, 2020. 4: p. 58-64.
4. Lee, J.K., et al., Changes in the Serotype Distribution among Antibiotic Resistant Carriage Streptococcus pneumoniae Isolates in Children after the Introduction of the Extended-Valency Pneumococcal Conjugate Vaccine. J Korean Med Sci, 2017. 32(9): p. 1431-1439.
5. Trần Quang Khải, Tỷ lệ phân lập, đề kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu y học 145(9) - 2021, 2021: p. 229-239.
6. Hoàng Tiến Lợi, Tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị viêm phổi phế cầu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2021-2022. Tạp chí Y học Việt Nam tập 516- tháng 7- số 2-2022, 2022: p. 276-279.
7. Shan, W., et al., Risk Factors for Severe Community-aquired Pneumonia Among Children Hospitalized With CAP Younger Than 5 Years of Age. Pediatr Infect Dis J, 2019. 38(3): p. 224-229.
8. Nguyễn Đăng Quyệt, Tình hình đề kháng kháng sinh của phế cầu và kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 2021.