LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ BỆNH NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI VÀ SỐ LƯỢNG TẾ BÀO TCD4 VỚI TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả mối liên quan giữa một số bệnh nhiễm trùng cơ hội và số lượng tế bào TCD4 với tổn thương niêm mạc miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 261 bệnh nhân đang đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2022 - 2023. Kết quả: Tăng sắc tố và Herpes simplex xuất hiện ở cả 4 giai đoạn lâm sàng của HIV, trong đó tăng sắc tố gặp nhiều nhất là giai đoạn lâm sàng 1 (50%), còn Herpes simplex gặp nhiều nhất ở giai đoạn lâm sàng 2 (50%). Nấm Candida liên quan với 4 bệnh nhiễm trùng cơ hội gồm viêm phổi, viêm màng não, PCP (Pneumocystis pneumonia - viêm phổi do Pneumocystis) và nhiễm khuẩn huyết. Có 194/261 bệnh nhân (chiếm 74,3%) có số lượng TCD4 ≥ 200 tế bào/mm3 và bạch sản dạng lông xuất hiện nhiều nhất ở nhóm TCD4 < 200 tế bào/mm3. Kết luận: Ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, tăng sắc tố và Herpes simplex gặp ở tất cả các giai đoạn lâm sàng của HIV. Nhiễm nấm Candida thường đi kèm với các nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi, viêm màng não, PCP và nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, số lượng tổn thương niêm mạc miệng tăng lên khi tế bào TCD4 < 200 tế bào/mm3
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HIV/AIDS, TCD4, bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, Kế hoạch tổ chức tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021. 2021
3. Bộ Y tế, Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV: Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế; 2018.
4. Berberi A, Noujeim Z. Epidemiology and relationships between CD4+ counts and oral lesions among 50 patients infected with human immunodeficiency virus. Journal of international oral health: JIOH. 2015. 7(1):18.
5. Bộ Y tế, Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021.
6. Rao UK, Ranganathan K, Kumarasamy N. Gender differences in oral lesions among persons with HIV disease in Southern India. Journal of oral and maxillofacial pathology: JOMFP. Sep 2012. 16(3):388-394. doi:10.4103/0973-029x.102492.
7. Khedri S, Santos ALS, Roudbary M, et al. Iranian HIV/AIDS patients with oropharyngeal candidiasis: identification, prevalence and antifungal susceptibility of Candida species. Letters in applied microbiology. Oct 2018. 67(4):392-399. doi:10.1111/lam.13052.
8. Hamza OJ, Matee MI, Simon EN, et al. Oral manifestations of HIV infection in children and adults receiving highly active anti-retroviral therapy [HAART] in Dar es Salaam, Tanzania. BMC oral health. Aug 18 2006. 6:12. doi:10.1186/1472-6831-6-12.
9. Frimpong P, Amponsah EK, Abebrese J, Kim SM. Oral manifestations and their correlation to baseline CD4 count of HIV/AIDS patients in Ghana. Journal of the Korean Association of Oral and Maxillofacial Surgeons. Feb 2017. 43(1):29-36. doi:10.5125/jkaoms.2017.43.1.29.