ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CHỨC NĂNG MŨI XOANG (FESS) CÓ SỬ DỤNG DAO HÀN MẠCH PLASMA

Quang Tuyến Phạm 1,, Minh Thành Cao 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang có sử dụng dao hàn mạch Plasma Aquamantys trong điều trị bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu có can thiệp. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bệnh nhân: 26 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang mở một xoang từ 8/2020 đến 8/2021. Kết quả: giảm lượng máu mất trong phẫu thuật (38,85±14,79 ml), giảm thời gian phẫu thuật (53,08±1,92 phút), tạo phẫu trường tốt (Boezaart =1,33±0,14), không tai biến biến chứng, không đặt merocel sau phẫu thuật, 100% thở được bằng mũi bên phẫu thuật sau phẫu thuật 24-48h, các triệu chứng của bệnh sau 3 tháng tiến triển tốt. Kết luận: phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang có cầm máu bằng dao Plasma Aquamantys trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính: an toàn, sau phẫu thuật 24-48h và sau 3 tháng đều đạt kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fokkens WJ, Lund VJ, Hopkins C, et al. European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps 2020. Rhinology. 2020;58(Suppl S29):1-464.
2. Medtronic. Electrosurgical Products - Aquamantys BipolarSealers.www.medtronic.com/products/AEXgenerator [online],Available at, Accessed. 2009.
3. Lê Hải Nam, Võ Thanh Quang (2020). Đặc điểm lâm sàng trong viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2019. Tạp chí khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 36, tập 2 tr43-49
4. Phạm Trung Kiên (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học các tổn thương xoang một bên. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội. tr51,65.
5. Lê Đức Đông (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật của viêm mũi xoang do nấm. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.tr78.
6. Yong Lee, Jae. (2008). Unilateral paranasal sinus diseases: analysis of the clinical characteristics, diagnosis, pathology, and computed tomography findings. Acta Oto-Laryngologica, 128(6), 621–626.
7. Thomas AJ, Smith KA, Newberry CI, Cardon B, Davis B, Ou Z, Presson AP, Meier JD, Alt JA. Operative time and cost variability for functional endoscopic sinus surgery. Int Forum Allergy Rhinol. 2019 Jan;9(1):23-29.
8. Gollapudy S, Gashkoff DA, Poetker DM, Loehrl TA, Riess ML. Surgical Field Visualization during Functional Endoscopic Sinus Surgery: Comparison of Propofol- vs Desflurane-Based Anesthesia. Otolaryngol Head Neck Surg. 2020 Oct;163(4):835-842.
9. Nguyễn Phi Long, Đỗ Lan Hương (2018). Kết quả bước đầu cải tiến một số kĩ thuật cầm máu trong phẫu thuật nội soi mũi xoang. Tạp chí y – dược học quân sự, số 9