ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG BỆNH Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP VẢY NẾN

Nguyễn Thị Lệ Thủy1,2,, Lê Đình Tùng2, Đinh Hữu Nghị2
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Viêm khớp vẩy nến (VKVN) là một bệnh lý viêm khớp mạn tính thường xảy ra ở bệnh nhân có tổn thương vẩy nến ở da. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng khác biệt với các bệnh lý khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp… dẫn đến khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các đặc điểm trên và một số yếu tố liên quan chỉ số hoạt động bệnh ở bệnh nhân VKVN. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu thực hiện trên 62 bệnh nhân chẩn đoán xác định VKVN đến khám hoặc điều trị tại bệnh viện Da liễu trung ương tháng 10/2023 đến tháng 6/2024. Bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh được thu thập các thông tin về đặc điểm chung, lâm sàng, cận lâm sàng, chỉ số DAPSA, VAS, PASI, NASI. Đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm trên và mức hoạt động bệnh theo chỉ số DAPSA, VAS. Kết quả: Tuổi trung bình là 50,7; nam/nữ ~2/1. Thời gian mắc bệnh trung bình là 5,8 năm. Đau là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất (92,1%), tiếp đến là sưng khớp (59,6%); hạn chế vận động (48,3%) và cứng khớp (45,2%). Phần lớn trường hợp biểu hiện ở khớp ngoại vi đơn độc. Số khớp tổn thương trung bình là 12 khớp/bệnh nhân. Điểm DAPSA trung bình và VAS trung bình lần lượt là 25,3 và 5,4. Các xét nghiệm máu đa số trong giới hạn bình thường. Thời gian mắc bệnh dài là yếu tố làm tăng tỷ lệ DAPSA ở mức trung bình/nặng của nhóm nghiên cứu. Kết luận: Đau khớp là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất. Xét nghiệm CRP của nhóm nghiên cứu ở mức cao, trong khi các xét nghiệm máu khác thường trong giới hạn bình thường. Thời gian mắc bệnh dài làm tăng tỷ lệ bệnh hoạt động mức trung bình-nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quỳnh NT, Liễu LT, Thủy NTP. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm các khớp ngoại vi trong bệnh viêm khớp vẩy nến. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;532(2). doi:10.51298/ vmj.v532i2.7590
2. Vinh NM, Vân BT. Nghiên cứu hiệu quả điều trị, tính an toàn và khả năng dung nạp của methotrexate trong điều trị viêm khớp vảy nến. J 108 - Clin Med Phamarcy. Published online February 12, 2018. Accessed June 12, 2024. https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/231
3. Amer AS, Al Shambaky AY, Ameen SG, Sobih AK. Hematological indices in psoriatic enthesopathy: relation to clinical and ultrasound evaluation. Clin Rheumatol. 2024;43(6):1909-1917. doi:10.1007/s10067-024-06951-2
4. Gottlieb AB, Merola JF, Reich K, et al. Efficacy of secukinumab and adalimumab in patients with psoriatic arthritis and concomitant moderate‐to‐severe plaque psoriasis: results from EXCEED, a randomized, double‐blind head‐to‐head monotherapy study. Br J Dermatol. 2021;185(6):1124-1134. doi:10.1111/bjd.20413
5. Lubrano E, Scriffignano S, Fatica M, et al. Psoriatic Arthritis in Males and Females: Differences and Similarities. Rheumatol Ther. 2023; 10(3):589-599. doi:10.1007/s40744-023-00535-3
6. Nguyễn Thu Hương. Đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến bằng secukinumab sau 12 tuần điều trị. Published online 2020.
7. Balevi A, Olmuşçelik O, Ustuner P, Özdemir M. Is there any Correlation between Red Cell Distribution Width, Mean Platelet Volume Neutrophil Count, Lymphocyte Count, and Psoriasis Area Severity Index in Patients Under Treatment for Psoriasis? Acta Dermatovenerol Croat ADC. 2018;26(3):199-205.
8. FitzGerald O, Haroon M, Giles JT, Winchester R. Concepts of pathogenesis in psoriatic arthritis: genotype determines clinical phenotype. Arthritis Res Ther. 2015;17(1):115. doi:10.1186/s13075-015-0640-3