NỒNG ĐỘ LIPOCALIN-2 TRONG HUYẾT TƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH

Nguyễn Thị Hồng Chuyên1,, Phạm Trường An2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ LCN2 trong huyết thanh và các yếu tố liên quan với các đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân mày đay mạn tính (MĐMT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hàng loạt ca trên 40 bệnh nhân MĐMT đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh tháng 10/2019 đến tháng 7/2020 và 20 người trong nhóm đối chứng. Kết quả: Nồng độ LCN2 huyết tương giữa nhóm MĐMT (trung vị 104,3; khoảng tứ phân vị 88,1-160,9) và nhóm chứng (trung vị 107; khoảng tứ phân vị 75,3-162,4) không có sự khác biệt (p = 1,000; phép kiểm Mann-Whitney). Nồng độ LCN2 huyết tương ở nhóm MĐMT BMI cao (trung vị 99,3; khoảng tứ phân vị 88,6-144,2) và nhóm MĐMT BMI thấp (trung vị 106,6; khoảng tứ phân vị 85,4-162,7) không có sự khác biệt (p = 0,695; phép kiểm Mann-Whitney). Nồng độ LCN2 huyết tương ở nhóm bệnh nhân MĐMT có tiền căn gia đình mắc bệnh MĐMT (trung vị 126,8; khoảng tứ phân vị 106,6-171,9) cao hơn nhóm bệnh nhân MĐMT không có tiền căn gia đình mắc bệnh MĐMT (trung vị 95; khoảng tứ phân vị 77,5-130,3) với p = 0,025 (phép kiểm Mann-Whitney). Kết luận: Nồng độ LCN2 huyết tương ở nhóm bệnh nhân MĐMT và nhóm chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nồng độ LCN2 huyết tương cao hơn có ý nghĩa thống kê ở những bệnh nhân MĐMT có tiền căn gia đình so với nhóm không có tiền căn gia đình mắc bệnh MĐMT, gợi ý những chỉ điểm có thể liên quan đến đáp ứng với điều trị, từ đó làm tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Vena G. A., Cassano N. (2017) The link between chronic spontaneous urticaria and metabolic syndrome. Eur Ann Allergy Clin Immunol, 49(5), pp. 208-212.
2. Trinh H. K., Pham L. D., Ban G. Y., et al (2016) Altered systemic adipokines in patients with chronic urticaria. Int Arch Allergy Immunol, 171(2), pp. 102-110.
3. Deng Y., Scherer P. E. (2010) Adipokines as novel biomarkers and regulators of the metabolic syndrome. Annals of the New York academy of sciences, 1212 (2010), pp. E1-E19.
4. Abella V., Scotee M., Conde J., et al (2015), "The potential of lipocalin-2/ NGAL as biomarker for inflammatory and metabolic diseases", Biomarkers, 20(8), pp. 565-571.
5. Chakraborty S., Kaur S., Guha S., et al (2012), "The multifaceted roles of neutrophil gelatinase associated lipocalin (NGAL) in inflammation and cancer", Biochimica et Biophysica Acta, 1826(1), pp. 129-169.
6. Zuberbier T., Aberer W., Asero R., et al (2018), "The EAACI/GA²LEN/EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticaria", Allergy, 73(7), pp. 1393-1414.
7. Panidis D., Tziomalos K., Koiou E., et al (2010), "The effects of obesity and polycystic ovary syndrome on serum lipocalin-2 levels: a cross-sectional study", Reproductive Biology and Endocrinology, 8(1), pp. 1-8.
8. Elkhidir A. E., Eltaher H. B., Mohamed A. O. (2017), "Association of lipocalin-2 level, glycemic status and obesity in type 2 diabetes mellitus", BMC Res Notes, 10(1), pp. 2-6.
9. Kamata M., Tada Y., Tatsuda A., et al (2012), "Serum lipocalin-2 levels are increased in patients with psoriasis", Clin Exp Dermatol, 37(3), pp. 296-299.
10. Awede B., Adovoekpe D., Adehan G., et al (2018), "Adiponectin, in contrast to leptin, is not associated with body mass index, waist circumference and HOMA‐IR in subjects of a west‐African population", Physiological Reports, 6(11), p. e13718.