MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG VIÊM DA CƠ ĐỊA TRONG 6 THÁNG ĐẦU ĐỜI VỚI ĐỘ ẨM DA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẺ LÚC 2 NGÀY TUỔI

Lê Nguyệt Linh1, Trần Diễm Trang2, Phạm Lê Duy1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm da cơ địa (VDCĐ) là tình trạng viêm da thường khởi phát ở giai đoạn nhũ nhi. Bệnh lý này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau của trẻ: độ ẩm da, tiền căn gia đình, tình trạng lâm sàng lúc mới sinh. Mục tiêu: khảo sát tỉ lệ mắc VDCĐ trong 6 tháng đầu đời với chỉ số độ ẩm da và đặc điểm lâm sàng của trẻ lúc 2 ngày tuổi. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả theo dõi dọc ở trẻ em từ 2 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi. Độ ẩm lớp sừng thượng bì (SCH), độ mất nước qua thượng bì (TEWL), các đặc điểm tiền căn gia đình, đặc điểm trẻ lúc sinh được ghi nhận tại thời điểm 2 ngày tuổi. Tình trạng viêm da và viêm da cơ địa được theo dõi trong 6 tháng đầu đời. Kết quả: Có 330 trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi được đưa vào nghiên cứu, nhưng có 53 trẻ được theo dõi đến đủ 6 tháng tuổi. Chỉ số SCH, TEWL đo tại 2 ngày tuổi không khác biệt giữa các nhóm trẻ mắc viêm da cơ địa, viêm da khác và không có viêm da trong 6 tháng đầu đời. Trẻ mắc VDCĐ trong 6 tháng đầu đời có tỉ lệ tiền căn gia đình dị ứng nhiều hơn (p=0,009), có tuổi thai (p=0,003), trọng lượng (p=0,004) và chiều cao lúc sinh (p<0,001) cao hơn so với trẻ không mắc viêm da. Kết luận: Tình trạng viêm da cơ địa trong 6 tháng đầu đời có liên quan đến tiền căn gia đình mắc bệnh dị ứng, tuổi thai, trọng lượng và chiều cao lúc sinh của trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Langan SM, Irvine AD, Weidinger S. Atopic dermatitis. Lancet. Aug 1 2020;396(10247):345-360. doi:10.1016/s0140-6736(20)31286-1
2. Kelleher M, Dunn-Galvin A, Hourihane JO, et al. Skin barrier dysfunction measured by transepidermal water loss at 2 days and 2 months predates and predicts atopic dermatitis at 1 year. J Allergy Clin Immunol. Apr 2015;135(4):930-935.e1. doi:10.1016/j.jaci.2014.12.01
3. Ye Y, Zhao P, Dou L, et al. Dynamic trends in skin barrier function from birth to age 6 months and infantile atopic dermatitis: A Chinese prospective cohort study. Clin Transl Allergy. Jul 2021;11(5):e12043. doi:10.1002/clt2.12043
4. Nguyễn Thị Hồng Huyên, Phạm Thị Minh Hồng. Khảo sát tỉ lệ viêm da cơ địa và các yếu tố liên quan đến độ nặng của bệnh ở trẻ em từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi tại quận I thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20(1)
5. Lê Thị Minh Hương, Phạm Thị Minh Hồng. Nghiên cứu dịch tễ eczema trẻ dưới 5 tuổi tại Hà Nội, Hải Phòng và Tp Hồ Chí Minh năm 2014. Hội thảo miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh. 2014;
6. M. Bohme, M. Wickmanwz, S. Lennart Nordvallz, et al. Family history and risk of atopic dermatitis in children up to 4 years. Clin Exp Allergy.2003; 33:1226–1231. doi: 10.1046/j.1365-2222.2003.01749.x
7. M. Kerkhof, L. P. Koopmanw, R. T. van Strienz, et al. Risk factors for atopic dermatitis in infants at high risk of allergy: the PIAMA study. Clin Exp Allergy. 2003;33:1336–1341. doi: 10.1046/j.1365-2222.2003.01751.x
8. M Panduru, C. M. Salavastru, N. M. Panduru, et al. Birth weight and atopic dermatitis: systematic review and meta-analyis. Acta Dermatovenerol Croat. 2014;22(2):91-96.
9. B. N. Mahakrishna, K. D. K. Wati, Z. Munasir, et al. Post term gestational age and non exclusive breastfeeding are risk factors for atopic dermatitis in the first 3 months of life. Asia Pac J Paediatr Child Health. Jan 2020;3:37-42.