KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện Quân Y 121. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 58 bệnh nhân gãy cổ xương đùi được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp thay khớp háng bán phần tại Bệnh viện Quân Y 121 từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2024. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: Bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi ở bên trái chiếm 55,4% nhiều hơn so với bên phải chiếm 44,6%; thời gian từ khi bệnh nhân bị chấn thương đến lúc được phẫu thuật trung bình là 28,80 ± 53,05 ngày; bệnh nhân gãy cổ xương đùi đều có triệu chứng ấn đau tại vùng háng với tỷ lệ 92,3%, triệu chứng mất cơ năng chiếm 87,7%, bàn chân đổ ngoài chiếm 61,5%, ngắn chi chiếm 49,2%, dấu bầm tím muộn chiếm 7,7% và các tổn thương phối hợp chiếm 3,1%; tỷ lệ bệnh nhân có ASA 2 là 60,0%, ASA 1 chiếm 18,5%, ASA 3 chiếm 16,9%, ASA 4 với tỷ lệ 4,6%; Phân loại gãy xương theo Garden, tỷ lệ bệnh nhân gãy xương theo Garden 4 chiếm đến 78,5% và tỷ lệ bệnh nhân gãy xương theo Garden 3 là 21,5%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gãy xương, cổ xương đùi, phẫu thuật, lâm sàng, cận lâm sàng.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Triết Hiền, Võ Ngọc Toàn (2015), “Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần điều trị gãy cổ xương đùi bằng chỏm lưỡng cực tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang – 2015.
3. Nguyễn Văn Khanh (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị gãy cổ xương đùi bằng thay khớp háng bán phần tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2018 - 2019”, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, 62.72.01.23.CK
4. Nguyễn Minh Phong (2013), “Đánh giá kết quả thay chỏm bipolar điều trị gãy cổ xương đùi tại bệnh viện 175”, Y học thực hành, 873(6), tr. 10 – 12.
5. Lê Phúc (2006), “Gãy cổ xương đùi”, Chấn thương học vùng háng tr.22 – 102.
6. Nguyễn Đức Phúc, Phùng Ngọc Hòa, Nguyễn Quang Trung, Phạm Gia Khải (2010), “Kỹ thuật mổ Chấn thương - Chỉnh hình”, NXB Y học.
7. Egemen A. (2013), “Bipolar or Unipolar Hemiarthroplasty after Femoral Neck Fracture in the Geriatric Population”, Balkan medical journal, 30(4), pp. 400 – 405.
8. Jillian Kazley, Kaushik Bagchi (Osteoporos Int. 2006 Dec), “An estimate of the worldwide prevalence and disability associated with osteoporotic fractures”, CG. Femoral Neck Fractures in Young Patients, 17(12):1726-33.