TỶ LỆ SUY HÔ HẤP SƠ SINH NẶNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI HẬU GIANG NĂM 2023

Trang Kim Phụng1,, Phạm Minh Hoàng Gia2, Nguyễn Việt Khánh2, Trần Minh Nghĩa2, Trần Đỗ Thanh Phong2
1 Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
2 Trường Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Khảo sát tỷ lệ gặp phải suy hô hấp sơ sinh nặng ở Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang năm 2023 (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đên suy hô hấp sơ sinh nặng ở Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang năm 2023. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu cắt ngang, sử dụng số liệu hồi cứu trên 133 bệnh nhi sơ sinh được chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang năm 2023. Kết quả: Về giới tính của trẻ mắc suy hô hấp sơ sinh, trẻ trai là 51,8% và trẻ gái là 48,2%. Nguyên nhân suy hô hấp phổ biến nhất là do bệnh màng trong chiếm tỷ lệ 57,1%. Tỉ lệ trẻ sinh non là 59,1% và tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân là 40,9%. Phân loại theo thang điểm Silveman cho thấy tỷ lệ suy hô hấp nhẹ là 61,3% và suy hô hấp nặng chiếm tỷ lệ 38,7%. Các yếu tố liên quan đến suy hô hấp nặng là sơ sinh nhẹ cân, tuổi của mẹ và thứ tự sinh (p<0,05). Kết luận: Bệnh màng trong là nguyên nhân phổ biến nhất của suy hô hấp sơ sinh, các yếu tố liên quan đến mức độ nặng của suy hô hấp là sơ sinh nhẹ cân, thứ tự sinh, tuổi của mẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fanaroff and Martins (2006), “Respiratory Distress Syndrome and its Management”. Neonatal – Perinatal Medicine. Diseases of the fetus and Infant, Volume 2,8th Edition, 1097-1105
2. Phan Thị Thuý Tuệ và cộng sự (2023). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy hô hấp sơ sinh nặng tại bệnh viện sản – nhi tỉnh quảng ngãi. Tạp Chí Y học Việt Nam, 529(1).
3. Vũ Thị Chín và cộng sự (2023). Nguyên nhân và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An. Tạp Chí Y học Việt Nam, 527(1B).
4. Ma Thị Hải Yến, Khổng Thị Ngọc Mai. Kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. NU Journal of Science Technology, 2021, 226 (14), 251-257
5. Gallacher DJ, Hart K, Kotecha S. (2016) Common respiratory conditions of the newborn. Breathe. 2016; 12(1): 30-42. doi:10.1183/ 20734735.000716
6. Nguyễn Thành Nam và cộng sự (2016). Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng cần thở máy ngay sau đẻ. Tạp chí y học Việt Nam. Số 449(1), 74-78.
7. Nguyễn Phan Trọng Hiếu (2022). Đánh giá kết quả và điều trị suy hô hấp sơ sinh và một số yếu tố liên quan. Tạp chí y học Việt Nam, 2022; 515 (1), tr 82-89.