MÔ HÌNH BỆNH DA THƯỜNG GẶP TẠI XÃ VĨNH PHÚ, HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2023

Huỳnh Văn Bá1, Huỳnh Văn Tùng2, Nguyễn Văn Nguyên3, Huỳnh Thị Nga3, Huỳnh Bạch Cúc4, Phạm Thị Bảo Trâm1, Huỳnh Anh Đào1, Nguyễn Huỳnh Ngân1, Trần Tố Loan5, Nguyễn Hoàng Thiên Thư6, Nguyễn Quỳnh Trúc7,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Huyện Ủy Thới Lai, Thành phố Cần Thơ
3 Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp Thẩm mỹ FOB
4 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tp. Hồ Chí Minh
5 Viện Nghiên cứu Da thẩm mỹ Quốc tế FOB
6 Trung tâm Y tế Quận 11, TPHCM
7 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt các thách thức từ biến đổi khí hậu, thiếu hụt nguồn nước, xâm nhập mặn cũng như những hiện tượng thời tiết cực đoan khác đang ngày càng nghiêm trọng. Đây là những yếu tố được xem là nguy cơ làm phát sinh hoặc làm nặng thêm bệnh da. Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng các bệnh da phổ biến trong cộng đồng, đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến bệnh da tại tỉnh Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thực hiện mô tả cắt ngang trên 122 bệnh nhân mắc bệnh da ở xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Kết quả: (1) Có ít nhất 16 loại bệnh da được tìm thấy. Trong đó, 03 bệnh da chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm da cơ địa (24,43%), viêm da tiếp xúc (16,79%) và nấm da (12,21%). Số lượng bệnh da phổ biến là 01 bệnh/người (92,6%), thời gian mắc bệnh bình quân là 2,37 ± 6 năm. Có tới 86,1% bệnh nhân mắc bệnh da không điều trị hoặc tự điều trị, và tỷ lệ bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh khác là 29,5%. (2) Các yếu tố có sự tương quan tuyến tính và liên quan với ít nhất một bệnh da tại cộng đồng gồm thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các hoạt động bảo hộ; tiếp xúc với các yếu tố gây hại; sử dụng sản phẩm tắm; loại nước dùng trong sinh hoạt; thói quen ăn uống, nghề nghiệp và các yếu tố nhân khẩu. Kết luận: Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị và thực hiện các nghiên cứu sâu hơn đối với bệnh da ở khu vực nông thôn tại tỉnh Kiên Giang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Niên giám thống kê ngành Y tế 2019 – 2020. 2020.
2. Huỳnh Văn Bá, Huỳnh Văn Tùng. Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 1 – Báo cáo thường niên chuyên ngành da – thẩm mỹ Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022.: NXB Đại học Cần Thơ; 2023.
3. Khưu Bạch Xuyến, Huỳnh Văn Bá. Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến bệnh da người cao tuổi tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2014. Tạp chí Y học Việt Nam. 2015(số 01/2015).
4. Đinh Hữu Nghị, cộng sự. Mô hình bệnh da thường gặp của bệnh nhân tại 10 tỉnh trong đợt điều tra dịch tể năm 2022 của Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tạp chí Da liễu học. 2023;8/2023(số 40):5-13.
5. Phạm Văn Tuấn. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trong bệnh nấm da thân tại Bệnh viện Da liễu Bắc Ninh. Tạp chí Y Dược Lâm sàng. 2021;16(1/2021):43.
6. Phạm Thị Bích Na. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Journal of 108-Clinical Medicine and Pharmacy. 2022;17(4/2022).
7. Trần Thị Hà. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh eczema bàn tay ở nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Journal of 108-Clinical Medicine and Pharmacy. 2021; 16(4/2021).
8. Nguyễn Minh Thu. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm da cơ địa mức độ nặng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tạp chí Da liễu học. 2023;Số 40(8/2023):54-62.