U KÝ SINH TRÙNG (SÁN DÂY LỢN) TRONG CƠ THẤT PHẢI – NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG VÀ NHÌN LẠI Y VĂN

Hữu Lư Phạm 1,2,, Trọng Hải Hoàng 2, Hoàng Long Dương 2, Thùy Chi Phan 1,2, Tùng Sơn Nguyễn 2, Sỹ Lánh Nguyễn 2, Hữu Khuyên Phạm 2, Duy Hồng Sơn Phùng 2, Tiến Bình Khổng 2, Tiến Quân Phạm 2, Hữu Ước Nguyễn 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh kí sinh trùng là một bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới. Bệnh này có thể có gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có biểu hiện ở tim. Tim là cơ quan có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, bệnh có thể biểu hiện ở cơ tim hoặc màng tim. Trong y văn có một số bài báo mô tả thương tổn ở tim do kí sinh trùng nhưng chỉ dừng lại ở những thông báo lâm sàng nhiễm ký sinh trong trong đó có bệnh tim do sán dây lợn. Tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức: Chúng tôi thông báo trường hợp lâm sàng hiếm gặp về bệnh nhiễm sán dây lợn trong cơ thất phải đã được chẩn đoán và xử trí. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả ca lâm sàng về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí cho loại tổn thương này. Trường hợp lâm sàng: Bệnh nhân nữ 51 tuổi, vào viện do khám sức khỏe định kỳ phát hiện khối u vách liên thất trong buồng tâm thất phải, bệnh nhân được chẩn đoán u cơ tim và có chỉ định sinh thiết nhưng trong quá trình sinh thiết có biến chứng thủng thành cơ tim, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu tim phổi máy, xử lý tổn thương thủng thành thất phải, cắt u cơ tim gửi làm giải phẫu bệnh cho kết quả là u sán dây lợn. Kết luận: Bệnh tim do sán dây lợn là hiếm gặp nhưng có thể gặp nên cần được nghĩ đến khi chẩn đoán một khối u cơ tim. Chẩn đoán trước mổ bằng siêu âm tim, cộng hưởng từ, xét nghiệm huyết thanh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hidron A, Vogenthaler N, Santos-Preciado JI, Rodriguez-Morales AJ, Franco-Paredes C, Rassi A. Cardiac Involvement with Parasitic Infections. Clin Microbiol Rev. 2010;23(2):324-349. doi:10.1128/CMR.00054-09
2. Lescano AG, Garcia HH, Gilman RH, et al. Taenia solium Cysticercosis Hotspots Surrounding Tapeworm Carriers: Clustering on Human Seroprevalence but Not on Seizures. PLoS Negl Trop Dis. 2009;3(1):e371. doi:10.1371/ journal. pntd.0000371
3. Nunes MCP, Júnior MHG, Diamantino AC, Gelape CL, Ferrari TCA. Cardiac manifestations of parasitic diseases. Heart. 2017;103(9):651-658. doi:10.1136/heartjnl-2016-309870
4. Bhalla A, Sood A, Sachdev A, Varma V. Disseminated cysticercosis: a case report and review of the literature. J Med Case Reports. 2008;2:137. doi:10.1186/1752-1947-2-137
5. Butany J, Nair V, Naseemuddin A, Nair GM, Catton C, Yau T. Cardiac tumours: diagnosis and management. Lancet Oncol. 2005;6(4):219-228. doi:10.1016/S1470-2045(05)70093-0
6. Cooper LT, Baughman KL, Feldman AM, et al. The role of endomyocardial biopsy in the management of cardiovascular disease: a scientific statement from the American Heart Association, the American College of Cardiology, and the European Society of Cardiology. Endorsed by the Heart Failure Society of America and the Heart Failure Association of the European Society of Cardiology. J Am Coll Cardiol. 2007;50(19):1914-1931. doi:10.1016/j.jacc.2007.09.008
7. Spina R, Sandaradura I, Puranik R, Lee AS. Cardiac cysticercosis. Int J Cardiol. 2013; 168(1):557-559. doi:10.1016/j.ijcard.2013.01.183
8. Sharma R, Neogi S. Isolated pancreatic cysticercal cyst presenting as a diagnostic challenge: diagnosis and treatment review. BMJ Case Rep. 2015; 2015:bcr2015210774. doi:10.1136/bcr-2015-210774
9. Ng-Nguyen D, Stevenson MA, Traub RJ. A systematic review of taeniasis, cysticercosis and trichinellosis in Vietnam. Parasit Vectors. 2017;10(1):150. doi:10.1186/s13071-017-2085-9