ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀ PHÂN LOẠI YOUNG BURGESS VỠ KHUNG CHẬU TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh tổn thương động mạch liên quan với phân loại Young-Burgess trên cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy trong chấn thương vỡ khung chậu (VKC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 7/2019 đến 11/2020, 30 bệnh nhân (BN) chấn thương VKC, được chẩn đoán tổn thương động mạch trên CLVT và được điều trị bằng can thiệp mạch số hóa xóa nền (DSA) tại bệnh viện Việt Đức. Các đặc điểm về phân loại Young – Burgess trong chấn thương khung chậu, vị trí và hình thái tổn thương động mạch trên CLVT được mô tả. Kết quả: Tổn thương khung chậu chủ yếu là tổn thương nén bên (LC) với 28 BN (nhiều nhất là LC-II 50%). Có 17 BN có tổn thương tại 1 vị trí và 13 BN có tổn thương từ 2 vị trí trở lên, trong đó chủ yếu gặp ở nhóm BN có tổn thương khung chậu mất vững với tỉ lệ 76,9%. Tổn thương động mạch trong nghiên cứu chủ yếu là chảy máu hoạt động (CMHĐ) chiếm 85,4%, gặp trong hầu hết các loại VKC. Tổng số BN có huyết động không ổn định là 19/30 BN (63,3%). Trong nhóm tổn thương LC, hồng cầu khối trung bình truyền trước khi BN can thiệp là 5 đơn vị, tỷ lệ bệnh nhân có huyết động không ổn định là 60,7%. Kết luận: VKC vững hay mất vững đều có thể gây tổn thương động mạch tuy nhiên VKC vững có tỷ lệ tổn thương từ 2 vị trí mạch cao hơn. Phân nhánh trước của động mạch chậu trong thường gặp tổn thương hơn và CMHĐ thường gặp hơn so với giả phình động mạch (GPĐM).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vỡ khung chậu, tổn thương động mạch, cắt lớp vi tính
Tài liệu tham khảo
2. Raniga SB, Mittal AK, Bernstein M, Skalski MR, Al-Hadidi AM. Multidetector CT in Vascular Injuries Resulting from Pelvic Fractures: A Primer for Diagnostic Radiologists. RadioGraphics. 2019;39(7):2111-2129. doi:10.1148/rg.2019190062
3. Fu C-Y, Hsieh C-H, Wu S-C, et al. Anterior-posterior compression pelvic fracture increases the probability of requirement of bilateral embolization. The American Journal of Emergency Medicine. 2013;31(1):42-49. doi:10.1016/j.ajem.2012.05.026
4. Lee MJ, Wright A, Cline M, Mazza MB, Alves T, Chong S. Pelvic Fractures and Associated Genitourinary and Vascular Injuries: A Multisystem Review of Pelvic Trauma. American Journal of Roentgenology. 2019;213(6):1297-1306. doi:10.2214/AJR.18.21050
5. Metz CM, Hak DJ, Goulet JA, Williams D. Pelvic fracture patterns and their corresponding angiographic sources of hemorrhage. Orthopedic Clinics of North America. 2004;35(4):431-437. doi:10.1016/j.ocl.2004.06.002
6. Eastridge BJ, Starr A, Minei JP, O???Keefe GE. The Importance of Fracture Pattern in Guiding Therapeutic Decision-Making in Patients with Hemorrhagic Shock and Pelvic Ring Disruptions: The Journal of Trauma: Injury, Infection, and Critical Care. 2002; 53(3): 446-451. doi: 10.1097/00005373-200209000-00009
7. Hagiwara A, Minakawa K, Fukushima H, Murata A, Masuda H, Shimazaki S. Predictors of Death in Patients with Life-Threatening Pelvic Hemorrhage after Successful Transcatheter Arterial Embolization: The Journal of Trauma: Injury, Infection, and Critical Care. 2003; 55(4):696-703. doi:10.1097/01.TA.0000053384.85091.C6
8. Nguyễn Ngọc Đức. Đặc điểm hình ảnh và hiệu quả nút mạch trong kiểm soát chảy máu do vỡ khung chậu (2016).
9. Sarin EL, Moore JB, Moore EE, et al. Pelvic Fracture Pattern Does Not Always Predict the Need for Urgent Embolization: The Journal of Trauma: Injury, Infection, and Critical Care. 2005;58(5):973-977. doi:10.1097/01.TA.0000171985.33322.b4