LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN CỦA LNCRNA EPB41L4A-AS1 VÀ IFI6LNC2 VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Nguyễn Minh Nam1,2, Nguyễn Thị Thùy Dịu1, Đinh Thị Thu Hằng1, Bùi Lan Anh1, Rodolfo Katz3, Đỗ Tuấn Anh2, Ella Sklan3, Hoàng Văn Tổng1,
1 Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
3 Đại học Tel Aviv, Israel

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa biểu hiện của lncRNA EPB41L4A-AS1 và IFI6lnc2 với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Phương pháp nghiên cứu: So sánh nồng độ các lncRNA ở nhóm bệnh nhân SXHD với các triệu chứng lâm sàng, mức độ xét nghiệm khác nhau. Kết quả: Nồng độ EPB41L4A-AS1 và IFI6lnc2 ở nhóm bệnh nhân SXHD có xét nghiệm anti DENV-IgM, IgG dương tính, xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc cao hơn nhóm xét nghiệm âm tính, không có triệu chứng xuất huyết (p<0,05). Ở nhóm tiểu cầu <50G/L; từ 50 đến 100G/L; >100G/L:  nồng độ EPB41L4A-AS1 lần lượt là 9,23±10,52; 5,98±8,57; 2,54±10,5 (105copies/ml); nồng độ IFI6lnc2 lần lượt là 6,96±6,11; 4,78±6,04; 1,22±3,54 (105copies/ml); sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa (p<0,05). Nồng độ 2 lncRNA thấp nhất ở nhóm enzym gan GOT, GPT <80U/L; tiếp theo đến nhóm từ 80 đến 400U/L; cao nhất ở nhóm >800U/L. Kết luận: LncRNA EPB41L4A-AS1 và IFI6lnc2 biểu hiện cao hơn ở nhóm bệnh nhân có xét nghiệm kháng thể kháng DENV IgM, IgG dương tính; có xuất huyết dưới da; có xuất huyết niêm mạc; nhóm có hoạt độ enzym GOT, GPT cao; số lượng tiểu cầu thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2023). Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. số 2760/QĐ-BYT,
2. Liu W., Ding C. (2017). Roles of LncRNAs in viral infections. Frontiers in cellular infection microbiology, 7, 205.
3. Mukherjee S., Banerjee B., Karasik D., et al. (2021). mRNA-lncRNA Co-expression network analysis reveals the role of lncRNAs in immune dysfunction during severe SARS-CoV-2 infection. 13 (3), 402.
4. Zhang Y., Chi X., Hu J., et al. (2023). LncRNA LINC02574 Inhibits Influenza A Virus Replication by Positively Regulating the Innate Immune Response. International Journal of Molecular Sciences, 24 (8), 7248.
5. Thomas L., Najioullah F., Verlaeten O., et al. (2010). Relationship between nonstructural protein 1 detection and plasma virus load in Dengue patients. The American journal of tropical medicine hygiene, 83 (3), 696.
6. Bhatt P., Sabeena S. P., Varma M., et al. (2021). Current understanding of the pathogenesis of Dengue virus infection. Current microbiology, 78 (1), 17-32.
7. Feng E., Balint E., Poznanski S. M., et al. (2021). Aging and interferons: impacts on inflammation and viral disease outcomes. Cells, 10 (3), 708.
8. Hamdy S. M., Ali M. S., Abd El-Hmid R. G., et al. (2023). Role of long non coding RNAs, NEAT1 and Lnc-DC expression in pediatric immune thrombocytopenic purpura. Reports of Biochemistry Molecular Biology, 11 (4), 635.
9. Wang X.-J., Jiang S.-C., Wei H.-X., et al. (2017). The differential expression and possible function of long noncoding RNAs in liver cells infected by Dengue virus. The American journal of tropical medicine hygiene, 97 (6), 1904.
10. Pandey A. D., Goswami S., Shukla S., et al. (2017). Correlation of altered expression of a long non-coding RNA, NEAT1, in peripheral blood mononuclear cells with Dengue disease progression. Journal of Infection, 75 (6), 541-554.